Phương hướng chống thất thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên

Một phần của tài liệu hạn chế tình hình thất thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên (Trang 51 - 55)

b, Thực trạng thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên một vài năm

3.1,Phương hướng chống thất thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên

* Tính tất yếu phải chống thất thu thuế GTGT:

- Để đảm bảo nguồn thu cho NSNN:

Như ở trên đã trình bày thuế GTGT cũng là một loại thuế có vai trò đầu tiên là đóng góp vào nguồn thu cho NSNN do đó việc chống thất thu thuế GTGT cũng hướng tới việc đảm bảo cho nguồn thu NSNN. Thuế GTGT là một trong những chỉ tiêu pháp định được nhà nước thông qua hàng năm, việc thu thuế có hoàn thành hay không hoàn thành sẽ có ảnh hưởng đến các kế hoạch khác của chính phủ.

- Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đáp ứng công bằng xã hội:

Một chính sách thuế đúng đắn, được thực hiện tốt không những tạo được những ảnh hưởng tốt về mặt kinh tế, mà còn ở mặt xã hội thể hiện trong công bằng xã hội. Như tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, giữa các DN cạnh tranh bình đẳng, giảm bớt sự thắc mắc khiếu nại, tạo niềm tin cho họ yên tâm hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao được uy tín, niềm tin của các DN đối với cơ quan quản lý NN, cũng như với NN nói chung.

Ngoài ra công bằng xã hội còn thể hiện ở chỗ phải giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích của nhà nước và của ĐTNT, nhà nước thì luôn muốn thu được nhiều thuế để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, còn các đối tượng nộp thuế luôn tìm cách trốn thuế vì lợi ích riêng của mình. Do đó khi hoạch định các chính sách thuế cần tính đến cả hai loại lợi ích này, đảm bảo sự hài hòa thì hiện tượng thất thu thuế sẽ giảm.

* Tính tất yếu phải hoàn thiện luật thuế GTGT :

Xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển nền KTTT và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay, cũng như đòi hỏi mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá hiện nay, thì việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế GTGT và cơ chế đảm bảo thực hiện là một tất yếu.

Bản thân nền kinh tế thị trường (KTTT) Việt Nam có những đặc thù riêng và những đặc thù này đã có những tác động quan trọng tới quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật thuế nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật thuế GTGT hiện nay một mặt nhằm đáp ứng những yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, một mặt nhằm đáp ứng cơ chế tự điều chỉnh của thương trường khi bản thân nền kinh tế thị trường đã phát triển cũng như đảm bảo tính phù hợp của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay. Mặt khác, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá thì mục tiêu bảo hộ và tạo nguồn thu thông qua thuế quan không còn mấy tác dụng, nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ hạn hẹp dần, trong khi đó khả năng nâng cao nguồn thu từ thuế trực thu (thuế thu nhập) cũng hết sức hãn hữu, bởi mức thu nhập của dân cư nước ta còn thấp, nên trước mắt giải pháp khả thi hơn cả là nâng cao vai trò của các thuế gián thu trong đó vai trò của thuế GTGT là hết sức quan trọng.Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật thuế GTGT và cơ chế đảm bảo thực hiện được đặt ra như một tất yếu để nâng cao vai trò bù đắp sự suy giảm nguồn thu ngân sách của nhà nước.

Mặt khác trong xu hướng toàn cấu hoá và hội nhập kinh tế với việc tham gia vào các hiệp hội, tổ chức thương mại quốc tế như hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc hình thành các liên minh thuế quan trọng đòi hỏi điều chỉnh phát luật thuế GTGT cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện chúng phải được chuyển đổi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đó để tạo điều kiện thuận lợi chủ

động trong việc tham gia phát triển hợp tác quốc tế. Hơn nữa, mặc dù nước ta hiện nay đang phải chịu sức ép của quá trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết cắt giảm thuế quan CEPT/ AFTA, nhưng vẫn phải tạo đà phát triển kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với những biến động và áp lực cạnh tranh để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, vì lẽ này mà đòi hỏi pháp luật thuế GTGT phải có sự thay đổi cơ bản. Bên cạnh đó, do tác động toàn cầu hoá quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh được mở rộng trên nhiều bình diện và sắc thái mới trong việc thành lập các cơ sở kinh doanh. Khai thác triệt để các lợi ích thông qua các biện pháp chuyển giá cùng với việc di chuyển linh hoạt các luồng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu đã làm cho cuộc cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia trở nên gay gắt hơn và kết quả của sự cạnh tranh này đã làm cho hệ thống pháp luật thuế của các nước trên thế giới có xu hướng hội tụ và phụ thuộc nhau nhiều hơn. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam và cơ chế đảm bảo thực hiện cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy đó.

3.1.1, Không ngừng hoàn thiện luật thuế GTGT:

- Về hóa đơn:

Hiện nay lợi dụng việc thanh toán bằng tiền mặt nhiều đối tượng đã ghi hóa đơn và hạch toán sổ sách không đúng thực tế, do đó NN đã có các biện pháp hạn chế thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt tràn lan như hiện nay, như là khuyến khích người dân hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch, thay thế bằng hình thức thanh toán chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, vì vậy trong Nghị định Chính phủ số 123/2008 đã quy định rõ chỉ chấp nhận khấu trừ hành hóa, dịch vụ mua vào khi có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

Khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in, sử dụng hóa đơn tự in có rất nhiều thuận lợi cho DN vì nó được thiết kế phù hợp với nhu cầu, mục đích

kinh doanh, giới thiệu quảng bá sản phẩm của chính DN, trên tờ hóa đơn còn ghi rõ tên, địa chỉ của DN đã giúp họ tự khẳng định mình, tự chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật, đảm bảo cả về công tác hạch toán kế toán trong việc sử dụng hóa đơn,…Với những ưu điểm này, ngành thuế đã có nhiều chủ trương khuyến khích các DN tự in hóa đơn, cùng với việc trang bị máy tính cho ngành Thuế nối mạng để quản lý, sử dụng và đối chiếu chéo trong cả nước, để kiểm tra, phát hiện sai phạm thì việc khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in sẽ thúc đẩy các DN tăng cường nội bộ để quản lý, sử dụng hóa đơn và ngăn ngừa các trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp của các đơn vị khác.

- Niên yết giá:

Điều 29 Pháp lệnh giá ngày 8/5/2002 quy định: “Tổ chức, cá nhân phải niên yết giá hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa và cung cứng dịch vụ, việc liên yết giá phải rõ ràng, không gây nhần lẫn cho khách hàng”, và “Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân SXKD phải niên yết đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và mua bán đúng giá đã niên yết”. Việc niên yết giá này có rất nhiều tác dụng, vừa là để bảo vệ người tiêu dùng , cơ quan thuế cũng có thể thông qua giá cả được niên yết tại các điểm mua, bán hàng hóa từ đó đối chiếu với bảng kê mua, bán hàng hóa trên tờ khai thuế hàng tháng và kiểm soát được các chỉ tiêu khi duyệt thanh quyết toán tài chính.

- Có những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi trốn thuế và gian lận thuế:

Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2009/NĐ-CP, ngày 13.2.2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ- CP, ngày 7.6.2007 về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế... có nội dung chính là tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm về thuế. Nghị định 13 có hiệu lực từ ngày

1.4.2009. Với Nghị định 13, rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị xử lý nghiêm, với mức phạt cao gấp từ 1 đến 3 lần nhưng không quá 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế.

Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn sẽ bị phạt 10% số tiền thuế thiếu; phạt từ một đến ba lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Nghị định 13 cũng có bổ sung mức phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng khi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày; nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

Điều chỉnh thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế như sau: đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế, nhân viên Thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 200.000 đồng và Đội trưởng Đội Thuế có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng thay vì quy định cũ chỉ là 100.000 đồng và 2.000.000 đồng. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền phạt tiền đến 20 triệu đồng, gấp đôi mức phạt cũ.

Một phần của tài liệu hạn chế tình hình thất thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên (Trang 51 - 55)