II. Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh
3.2.2. Hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả
ban trong Công ty. Mặt khác trong nền kinh tế Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO như hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất gay gắt không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài mà tiềm lực kinh tế là rất lớn. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại trên thị trường thì cần mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như là chất lượng phục vụ khách hàng. Mà một trong những biện pháp đó là hoàn thiện công tác kế toán của đơn vị mình.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì phần hành bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là phần hành quan trọng bởi nó phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mà mục tiêu lớn nhất của hoạt động SXKD là lợi nhuận. Vì vậy mà hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh càng trở nên quan trọng để có thể đáp ứng nhiệm vụ và vai trò của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.2. Hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh. kinh doanh.
- Đối với chứng từ kế toán :
Công ty ít theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu vì vậy mà cũng sử dụng các loại chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ này ít . Các bộ chứng từ thường được thiết kế cho phù hợp với các trường hợp phát sinh chứ chưa theo mẫu của Bộ tài chính, vì vậy mà các chứng từ chưa đảm bảo được yêu cầu về thủ tục.Công ty cần phải nghiên cứu bộ chứng từ của Bộ Tài chính quy định và thiết kế phù hợp với quy định của Công ty. Chứng từ liên quan đến các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại.
Công ty nên nhập toàn bộ chứng từ trên phần mềm kế toán để đảm bảo tính hệ thống và chính xác của chứng từ, mặt khác sẽ tiếp kiệm hơn về công sức, giảm thiểu sai sót hơn cho chứng từ khi phát sinh nghiệp vụ.
Các chứng từ của công ty sử dụng còn có những chứng từ là theo QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính còn nhiều chỉnh sửa, vì vậy công ty nên sử dụng toàn bộ chứng từ theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính.
Công ty nên lập sổ danh điểm thành phẩm để theo dõi các loại xe, lô
TT Mã thành phẩm Tên thành phẩm Đvị TK thành phẩm TK doanh thu TK giá vốn 1 2 3 4 5 6 7
Biểu 3.1. Sổ danh điểm thành phẩm
- Đối với tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản của tất cả các phần hành kế toán của công ty nói chung và phần hành kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh nói riêng là khá đầy đủ, tuy nhiên nhiều tài khoản lại quá chi tiết hoặc bị trùng lặp nên công ty nên cần giảm bớt việc chi tiết ở một số tài khoản không cần thiết. Đối với TK 632 công ty nên chi tiết ra theo từng nhà máy và từng sản phẩm xuất bán để có thể theo dõi được chi tiết hơn trong quá trình hạch toán. Cụ thể như sau:
TK 632- Giá vốn hàng bán được chi tiết thành các tài khoản. TK 6321- Giá vốn hàng bán ô tô
TK 6322- Giá vốn hàng bán xe máy
TK 6324- Giá vốn hàng bán phụ tùng bảo hành
Mẫu sổ chi tiết giá vốn hàng bán và bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán như sau
Công ty cổ phần Ô tô TMT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6321- Giá vốn hàng bán ô tô
Từ ngày : 01/12/2007 đến ngày : 31/12/2007
Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ 0 0
2/12 HD
2800
Xuất bán 01 ô tô tải hiệu CL 2235 1551 133.346.290 ... ... Cộng phát sinh ... ... Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 3.2. Sổ chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán Công ty cổ phần Ô tô TMT
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT
Tài khoản: 632-Giá vốn hàng bán Từ ngày:01/12/2007 đến ngày:31/12/2007
Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh
Ngày Số CT
Nợ Có
Số dư đầu kỳ 0 0
2/12 HD
2800 Xuất bán 01 ô tô tải hiệu CL 2235 1551 133.346.290 31/12 HD 37851 Bán 01 ô tô 5 chỗ XIALI TJ7 101A 1551 142.819.482 …. …. ….. ….. …… …..
Cộng phát sinh 872 304 889 767 872 304 889 767
Số dư cuối kỳ 0 0
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 3.3 Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán
- Về việc trích lập dự phòng
+) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Với tình hình tài chính bất ổn định như hiện nay cả trên thế giới và trong nước, một doanh nghiệp sản xuất với qui mô lớn thì công ty cổ phần ô tô TMT nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phản ánh bằng tài khoản 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đề phòng sự biến động về giá cả. Hiện nay công ty sử dụng tài khoản này nhưng hầu như không trích lập dự phòng.
Cuối kỳ kế toán hàng năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá HTK được lập là số chênh lệch giữa giá gốc HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Số dự phòng cần trích lập được xác định
= x -
Việc trích lập dự phòng được chi tiết riêng cho từng thành phẩm, giá trị thuần có thể thực hiện được xác định mức lập dự phòng vào chi phí và được tính vào TK 632- Giá vốn hàng bán . Nợ TK 632 Số dự phòng cần trích lập năm N+1 Số lượng HTK Ngày 31/12/N Đơn giá gốc HTK
Đơn giá ước tính có thể bán
Có TK 159
Cuối niên độ kế toán năm sau ( 31/12/N+1) tiếp tục tính mức dự phòng cần lập cho năm tiếp theo. Nếu khoản dự phòng phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá đã lập cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, và ngược lại.
Nợ TK 632 Có TK 159
+ Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Tuy công ty cổ phần ô tô TMT thu hồi nợ phải thu là nhanh, ít có tình trạng chiếm dụng vốn. Nhưng trong kinh doanh không thế đảm bảo là không có những rủi ro khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Vì vậy công ty nên trích dự phòng phải thu khó đòi.
Có 2 phương pháp xác định các chỉ tiêu ghi sổ kế toán liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi. Công ty nếu có các bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu có thể thất thoát theo qui định của bộ tài chính thì công ty xác định số dự phòng cần trích theo 1 trong 2 cách sau :
Cách 1:
= x
Cách 2
= x
Theo qui định hiện hành thì số % có khả năng mất được xác định như sau: Dự phòng phải thu khó đòi cần lập Số % có khả năng mất Nợ phải thu Khó đòi Tổng dư nợ phải thu Mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập Tỷ lệ ước tính
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1- 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2- 3 năm
Và theo qui định thì mức mức lập dự phòng <= 20% tổng dư nợ phải thu của công ty.
Tuy nhiên theo cách tính thứ nhất là phù hợp với tình hình của công ty hơn. Vì cách thứ nhất đơn giản trong việc xác định tỉ lệ ước tính và mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập. Còn cách 2 tuy chính xác hơn nhưng các khoản phải thu của công ty thường không dài. Thời hạn trả nợ là sớm. Công ty có khả năng ước tính được tỷ lệ ước tính của nợ phải thu khó đòi.
Dự phòng phải thu khó đòi được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu hoàn nhập là thu nhập khác.
Sử dụng TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.
Căn cứ vào mức lập dự phòng phải thu khó đòi được được tính, ghi Nợ TK 642( 6426) - Chi phí dự phòng
Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.
Cuối niên độ kế toán năm sau ( N+1) tính mức dự phòng cần lập. Nếu mức dự phòng nợ phải thu khó đòi năm sau cao hơn năm trước thì công ty cần trích lập thêm đúng bằng số chênh lệch giữa 2 năm.
Nợ TK 642( 6426)- Chi phí dự phòng
Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.
Mức dự phòng phải thu khó đòi năm sau thấp hơn năm trước thì công ty tiến hành hoàn nhập dự phòng và định khoản ngược lại so với định khoản trên. Mức hoàn nhập chính bằng mức chênh lệch giữa 2 năm.
Đối với trường hợp nợ phải thu khó đòi không thu hồi được thì căn cứ vào quyết định của ban lãnh đạo công ty kế toán sẽ phản ánh như sau:
Nợ TK 139
Nợ TK 415: Quỹ dự phòng tài chính Nợ TK 6426: Chi phí dự phòng Có TK 131
Đồng thời ghi vào Nợ TK 004- Nợ phải thu khó đòi đã xử lý.
Khoản phải thu này tuy đã được xóa nợ nhưng phải theo dõi ít nhất là 5 năm và luôn tìm cách thu hồi lại khoản nợ này. Nếu thu hồi được thì khoản nợ thu được phản ánh vào TK 711- Doanh thu khác.
Ngoài ra theo qui định mới thì các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho công ty mua bán nợ. Khi công ty hoàn thành các khoản nợ phải thu cho công ty mua, bán nợ và thu được tiền thì kế toán phản ánh:
Nợ TK 111,112...Số tiền thu được từ việc bán các khoản nợ phải thu Nợ TK 139 Số CL được bù đắp bằng khoản DP PT khó đòi Nợ TK liên quan : Số CL giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với Khoản bán được nợ và số đã bù đắp bằng khoản DP
Phải thu khó đòi theo qui định hiện hành Có TK 131,138...
- Đối với đối chiếu công nợ.
Thời gian quy định đối chiếu số liệu công nợ vào cuối mỗi kỳ tức hiện tại là 30 ngày thì nay nên rút ngắn lại. Có thể là đối chiếc công nợ hàng tuần để ban quản lý lãnh đạo luôn nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy một cách cụ thể hơn, hiệu quả hơn.