Thực trạng của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay pot (Trang 37 - 46)

của phụ nữ Vĩnh Phúc hiện nay

Vĩnh Phúc là tỉnh vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng, lịch sử còn lưu lại những gương sáng của phụ nữ Vĩnh Phúc trong buổi đầu lịch sử dựng nước. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu tiên của nhân dân ta được lịch sử giao phó vào tay phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc: Hai Bà Trưng. Với tinh thần bất khuất, lòng căm thù giặc cao độ bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị đã dựng cờ khởi nghĩa, với mục đích nhằm khôi phục lại giang sơn nước Việt và trả thù cho chồng bà Trưng Trắc bị giặc sát hại. Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng anh hùng mãi mãi còn ghi tên trong sử sách dân tộc. Qua đó, có thể thấy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường của phụ nữ Vĩnh Phúc ngay từ buổi đầu lịch sử dân tộc.

Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, noi gương Hai Bà Trưng, các thế hệ phụ nữ Vĩnh Phúc đã tiếp bước nhau đứng lên trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Trước sự kiện thực dân Pháp tái chiếm Nam bộ, phụ nữ Vĩnh Phúc "ai nấy đều tỏ lòng căm giận... và hứa một lòng đoàn kết ủng hộ Chính phủ và sẵn sàng đợi lệnh hy sinh giết giặc, thề hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giành độc lập" [31, tr. 49]. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Vĩnh Phúc với khẩu hiệu "tay cày, tay súng" tích cực tham gia lực lượng dân quân du kích, trực chiến suốt ngày đêm. Bàn tay mảnh

mai quen cấy lúa, trồng khoai, vận hành máy... nay đã thao tác thành thạo các loại vũ khí đánh địch. Tất cả các công việc nặng nhọc ấy chị em đều hoàn thành xuất sắc không kém gì nam giới. Trong báo cáo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1967) có viết: "Bất kỳ nơi nào có chiến sĩ là nơi ấy có mặt chị em phụ nữ phục vụ chiến đấu. Chị em tham gia tải đạn, cứu thương, tiếp tế và nhiều chị đã trực tiếp làm pháo thủ chiến đấu với máy bay Mỹ" [31, tr. 158]. Đúng như vậy! những đơn vị nữ du kích đã nhiều lần dũng cảm chiến đấu trong điều kiện địch đánh phá ác liệt và chị em đã cùng nam giới lập chiến công vang dội. Chị Nguyễn Thị Yên, nữ pháo thủ số 3, đã góp phần bắn rơi chiếc máy bay "cánh cụp cánh xòe", là chiếc máy bay thứ 4000 của giặc Mỹ trên bầu trời miền Bắc bị ta bắn rơi, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống dân tộc, truyền thống anh hùng, bất khuất của phụ nữ, kế tục gương sáng Hai Bà Trưng, phụ nữ Vĩnh Phúc xứng đáng với lời khen ngợi của đồng chí Lê Duẩn khi là Tổng Bí thư của Đảng về thăm tỉnh Vĩnh Phúc:

Nước ta có Hai Bà Trưng đã có công đầu khôi phục nền tự chủ nước nhà. Đó là một điều hiếm có trong lịch sử, nói lên vai trò đặc biệt của phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Vĩnh Phúc đã nêu cao truyền thống vẻ vang đó bằng những tấm gương gan dạ, kiên cường, đảm đang, cần mẫn, chị em thật xứng đáng với hai vị nữ anh hùng tiên liệt [31, tr. 227].

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần bất khuất của phụ nữ được phát huy với tinh thần mới, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, là phát triển mạnh kinh tế gia đình, là quyết tâm đưa Vĩnh Phúc ra khỏi đói nghèo, lạc hậu, trở thành một tỉnh giàu, và cũng là góp phần làm cho đất nước giàu mạnh. Vì vậy, chị em tích cực tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Hội phụ nữ phát động, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của họ trong quá trình xây dựng, kiến thiết tỉnh.

Cùng với tinh thần yêu nước, phụ nữ Vĩnh Phúc phát huy truyền thống cần cù,

đảm đang, tiết kiệm của dân tộc, những đức tính đó đã có ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc sống người dân Vĩnh Phúc nói chung, phụ nữ Vĩnh Phúc nói riêng. Ngày nay những phẩm chất đạo đức đó vẫn luôn tỏa sáng tỏa sáng trong mỗi thời kỳ, nhiệm vụ cách mạng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành và giữ độc lập dân tộc, phụ nữ Vĩnh Phúc kiên quyết bám ruộng, bám làng, vừa sản xuất vừa đấu tranh với địch. Họ thi đua sôi nổi thực hiện các phong trào "sản xuất giỏi chăn nuôi tài, tiêu dùng có kế hoạch", họ làm việc với tinh thần "làm ngày không đủ bớt ngủ làm đêm" và tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động.

Khi giặc Mỹ bắn phá miền Bắc ác liệt, phụ nữ Vĩnh Phúc nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, quyết tâm đẩy mạnh sản xuất và sẵn sàng chiến đấu, do vậy, các phong trào "Ba đảm đang" được phát triển rộng khắp, phụ nữ Vĩnh Phúc đã bám sát đồng ruộng như bám sát trận địa với suy nghĩ "làm tốt việc mình là làm thêm phần việc của người đi chiến đấu xa", họ cũng thay chồng đảm đang công việc nhà nông, tu bổ các công trình thủy lợi, phục vụ sản xuất. Chị em phụ nữ các dân tộc ít người đã mạnh dạn, quyết tâm học cày, học bừa để tự mình làm ruộng thay người chồng đi chiến đấu ở mặt trận. Tinh thần cần cù, đảm đang đó của phụ nữ Vĩnh Phúc đã được lưu truyền trong câu ca dao:

... Đảm đang con bế con bồng,

Sớm khuya sản xuất để chồng tòng quân [31, tr. 136].

Miền Nam được giải phóng, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp của Bộ Chính trị, và để thoát khỏi tình trạng sản xuất bị đình đốn do cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu để lại, phụ nữ Vĩnh Phúc luôn trăn trở với những lo toan công việc, liên tục phát động các phong trào thi đua đột kích, ngắn ngày với nội dung nhằm vào những công việc ở từng ngành khác

nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp có phong trào "Cánh đồng Hai Bà Trưng". Trong khối công nhân viên chức có phong trào "Mỗi người có một sáng kiến hoặc áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật", phong trào thi đua "Phục vụ nông nghiệp" và "Tiết kiệm trong sản xuất". Các phong trào này có tác dụng làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của phụ nữ Vĩnh Phúc. Họ đã biết tận dụng mọi nguồn đất đai, vốn, sức lao động để phát triển sản xuất tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cơ chế quản lý kinh tế mới đã tạo điều kiện để phụ nữ Vĩnh Phúc phát huy tính năng động, sáng tạo. Được sự hỗ trợ về vốn của các tổ chức thế giới (Thụy Điển, Bỉ...), từ Ngân hàng phát triển nông nghiệp, từ quỹ xóa đói giảm nghèo.... đã tạo ra động lực mới cho chị em nghèo vươn lên làm giàu bằng tư duy mới: tự chủ, độc lập, chính đáng. Vì vậy, rất nhiều hộ gia đình từ hoàn cảnh đói nghèo đã vươn lên đủ ăn, có thu nhập khá, không những trả đủ sản phẩm cho hợp tác xã, hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, mà còn mua sắm thêm được những dụng cụ sản xuất, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.

Phát huy truyền thống cần cù, tiết kiệm, đảm đang, phụ nữ Vĩnh Phúc luôn có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, quyết đoán và sáng tạo trong công việc, không ngừng tiếp thu nỗ lực vươn lên về trình độ văn hóa, tiếp thu những thành tựu khoa học của xã hội loài người bổ sung cho những kiến thức mà ở họ còn thiếu hụt. Trong quá trình đó khắp nơi trên tỉnh Vĩnh Phúc đã xuất hiện những phụ nữ thông minh, sáng tạo trong lao động như chị Hòa, chị đã mạnh dạn đi học hỏi kinh nghiệm công nghệ làm nấm rơm, vượt qua những khó khăn, thất bại ban đầu, chị đã thành công và còn xây dựng nhóm gia đình trồng nấm ở quê nhà, mỗi năm tổng thu nhập của cả nhóm đạt trên 1 tỷ đồng Việt Nam. Nhiều chị đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới, và thể hiện là người phụ nữ giỏi giang trong sản xuất kinh doanh, làm giàu cho mình và cho xã hội, như chị Nguyễn Thị Hương, từ hoàn cảnh đói nghèo, được sự giúp đỡ của chị em trong Hội phụ nữ, gia đình chị đã đủ ăn và trở nên khá. Vợ chồng chị đã làm tốt mô hình VAC (vườn, ao, chuồng), mỗi năm trừ chi phí còn thu lời 50 triệu đồng; chị Trần Thị Hoa làm thức ăn gia súc chăn nuôi, mỗi năm chị xuất chuồng trên 100 con lợn thịt,

với các nguồn dịch vụ từ thức ăn gia súc, tổng thu nhập một năm gia đình chị đạt trên 100 triệu đồng [32, tr. 19], và còn hàng trăm phụ nữ Vĩnh Phúc khác, thể hiện đức tính cần cù chịu khó, tư duy năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường với ý chí làm giàu chính đáng, nên kinh tế của gia đình các chị đã phát triển và được nâng lên rõ rệt, các cháu trong độ tuổi đều được đi học và học giỏi.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mọi hoạt động của phụ nữ Vĩnh Phúc đều gắn với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh. Phụ nữ Vĩnh Phúc đã tích cực phát huy tính tự chủ của kinh tế hộ gia đình, tìm tòi học hỏi phương thức làm ăn mới, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác, từng bước chuyển sang sản xuất cây con hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tùy theo từng địa phương, từng hoàn cảnh, điều kiện mà chị em xây dựng mô hình sản xuất cho phù hợp. Toàn tỉnh có hàng chục ngàn hộ gia đình phụ nữ làm kinh tế trang trại có hiệu quả... Đồng thời được sự quan tâm của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo động viên tận tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Phụ nữ Vĩnh Phúc đã khôi phục và phát huy một số ngành nghề truyền thống như nuôi tằm ươm tơ, thêu ren, làm nón lá, làm hàng xuất khẩu, làm nấm, đan lát mây tre... góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nhất là phụ nữ, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh. Có thể nói, trong quá trình đổi mới, phụ nữ Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu, đổi mới tư duy trong suy nghĩ và hành động, từng bước vươn lên khẳng định vai trò của mình và có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta thời gian qua đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trái với truyền thống đạo đức dân tộc. Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, đời sống người dân được nâng lên, sự tiêu dùng ngày một phong phú. Nhưng cũng từ cuộc sống đang đổi thay đó hàng loạt vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết: khoảng cách của sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn giữa các tầng lớp nhân dân, mà người bị thiệt thòi phần lớn là phụ nữ, bởi do điều kiện,

hoàn cảnh và hạn chế về trình độ kiến thức, phụ nữ thường không có việc làm hoặc làm những việc có thu nhập thấp. Mặt khác, nhiều chị em chạy theo lối sống thực dụng, vì đồng tiền mà đánh mất nhân phẩm, đạo đức; một số có tiền thì sống buông thả, đánh mất thuần phong mỹ tục, phai nhạt truyền thống đạo đức vốn có của dân tộc, của chính giới nữ. Tất cả những hiện tượng đó gây nên những vấn đề nhức nhối trong xã hội như: làm hàng giả, buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán ma túy, mại dâm.... đây là những vấn đề có tính chất toàn xã hội, vì vậy, cần phải có phương hướng khắc phục và có những giải pháp khả thi nhằm đem lại môi trường đạo đức xã hội lành mạnh, truyền thống cần cù, đảm đang được phát huy đúng với những giá trị mà nó có trong lịch sử. Tất nhiên, nó có sự bổ sung, đổi mới nhưng mục tiêu vẫn là vì sự phát triển và nhân văn.

Lòng thương người, tinh thần nhân ái, trung hậu, ý thức đoàn kết cộng đồng

trong truyền thống dân tộc, nay vẫn được phụ nữ Vĩnh Phúc phát huy, tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà nội dung của nó thay đổi cho phù hợp, chị em phụ nữ phát huy tinh thần tập thể, tương thân tương ái, giúp đỡ những người neo đơn, những hộ gia đình khó khăn, hoạn nạn (nhất là các gia đình thuộc diện chính sách xã hội). Để giúp chị em sản xuất và có cuộc sống gia đình no ấm, Hội phụ nữ các cấp ở Vĩnh Phúc đã lập ra các "nhóm tương trợ tốt" nhằm giúp đỡ nhau các khâu trong quá trình sản xuất như làm đất, gieo trồng, thu hoạch, giúp nhau về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất... Ngoài ra phụ nữ Vĩnh Phúc còn xây dựng các chương trình, hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, như Hội "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình" được kế thừa từ cách làm truyền thống "Lá lành đùm lá rách". Trong điều kiện hiện nay, phụ nữ giúp nhau "có địa chỉ", có mục tiêu rõ ràng. Thực tế đã giúp được nhiều hộ nghèo ổn định cuộc sống, có cơ hội làm ăn, bảo đảm cuộc sống lâu dài, từng bước vươn lên làm giàu cho gia đình và quê hương.

Với tình làng nghĩa xóm, với trách nhiệm thành viên trong cộng đồng xã hội nên trong các ngày lễ, tết, các dịp kỷ niệm truyền thống như: ngày 27-7, ngày 22-12... hàng năm, phụ nữ Vĩnh Phúc đều tổ chức thăm hỏi, gặp mặt các gia đình liệt sĩ, gia

đình có công với nước, anh chị em thương, bệnh binh để động viên tinh thần. Thành lập "Hội mẹ đỡ đầu" những người con của gia đình liệt sĩ, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Những việc làm đó đã tạo nên nét đẹp mới của phụ nữ Vĩnh Phúc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, được duy trì, phát triển ngày càng mạnh và thường xuyên, liên tục trong các phong trào phụ nữ.

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, với tấm lòng trung hậu, vị tha, hiện nay phụ nữ Vĩnh Phúc vẫn giữ truyền thống kết nghĩa với bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, viết thư động viên các chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay đa số người dân Vĩnh Phúc nói chung, phụ nữ Vĩnh Phúc nói riêng vẫn duy trì truyền thống nhân ái, trung hậu, vị tha. Nhưng trước những biến đổi sâu sắc trong cuộc sống đang diễn ra trong toàn xã hội, đã tác động không tích cực đến việc phát huy các truyền thống đó. Nhiều chị em vì lợi ích cá nhân chạy theo lối sống vị kỷ mà không nhận thấy lẽ sống "mình vì mọi người, mọi người vì mình", du nhập kiểu sống coi đồng tiền là tất cả "lạnh lùng, sòng phẳng", vì lợi ích mà chà đạp lương tâm, nhân phẩm con người, sống "bạc tình, bạc nghĩa"; vì công việc mà sao nhãng chăm lo cha mẹ già, con cái, gia đình... Trước những hiện tượng như trên cần có hướng khắc phục, có những giải pháp hữu hiệu để giúp mọi người tự vấn lương tâm mình, từ đó củng cố, phát huy truyền thống nhân ái, trung hậu, chủ nghĩa nhân đạo mới ở người phụ nữ.

Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống thủy chung, yêu thương chồng con, điều

đó được khẳng định qua bao thử thách, thăng trầm của lịch sử trong những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh những người mẹ, người vợ Việt Nam đã được phản ánh đậm nét trong văn học, trong thơ ca, hội họa và âm nhạc... truyền thống đó ngày

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay pot (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)