Tổng vốn vay hộ 124,023 100 156,270 100 157,151 100 Ngắn hạn110,

Một phần của tài liệu Tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh (Trang 39 - 50)

II. Thực trạng tín dụng vốn tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh phát triển kinh tế Hộ.

1. Tổng vốn vay hộ 124,023 100 156,270 100 157,151 100 Ngắn hạn110,

6 89,2 136,463 87,3 143,563 91,3 T – DH 13,437 10,8 19,807 12,7 13,588 8,7 Vốn vay BQ 1 hộ 9,64 11,2 10,5 2. Dư nợ 76,588 100 93,231 100 110,919 100 Ngắn hạn 64,615 84,4 79,026 84,7 99,416 89,6 T – DH 11,973 15,6 14,205 15,3 11,503 10,4 Dư nợ BQ 1 hộ 5,9 6,7 7,4

Doanh số cho vay và dư nợ là 2 chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư sử dụng vốn tín dụng của kinh tế hộ vào sản xuất, doanh số cho vay nó thể hiện quan hệ tín dụng hàng năm giữa hộ với ngân hàng, dư nợ nó phản ánh thực trạng tín dụng của ngân hàng với hộ hay phản ánh số tiền ngân hàng còn ở trong các hộ , dư nợ bằng doanh số cho vay năm nay cộng với dư nợ năm trước trừ đi doanh số thu nợ năm nay.

Ta thấy doanh số cho vay của NHNo & PTNT Thị xã đối với kinh tế hộ tăng qua các năm, thực tế hộ rất cần đến vốn tín dụng của ngân hàng để mở rộng phát triển sản xuất nhưng ngược lại kinh tế hộ cũng là một thị trường tiềm năng đối với ngân hàng , chính sự tương tác hỗ trợ qua lại của mối quan hệ này sẽ làm cho kinh tế hộ phát triển và ngân hàng thì đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của mình. Trong thời gian qua mối quan hệ này ở NHNo & PTNT Thị xã được giải quyết khá tốt, cụ thể doanh số cho vay kinh tế hộ không ngừng tăng lên, năm 2005 doanh số cho vay hộ đạt 156,270 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 32,247 triệu đồng tốc độ tăng bằng 26 %, năm 2006 doanh số cho vay hộ là 157,151 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 881 triệu đồng tốc độ tăng đạt 0,56 %, tuy so với năm 2005 cho vay kinh tế hộ tăng không đáng kể nhưng do năm 2005 là một năm có nhiều thay đổi trong hoạt động của ngân hàng nên doanh số cho vay nói chung của năm này khá cao, hơn nữa so với năm 2004 thì doanh số cho vay năm 2006 là tương đối tăng 33,128 triệu đồng đạt tốc độ 26,7 %.

Trong tổng doanh số cho vay của hộ thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 25,877 triệu đồng tốc độ đạt 23,4 %. Năm 2006 doanh số cho vay hộ ngắn hạn bằng 143,563 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 7,100 triệu đồng đạt tốc độ 5,2 %, tuy so với năm 2005 thì doanh số cho vay

trong hoạt động của NHNo & PTNT Thị xã đối với toàn bộ khách hàng nói chung và kinh tế hộ nói riêng tạo những thuận lợi cho họ như trong thủ tục vay nên doanh số cho vay năm 2005 đạt là khá cao, hơn nữa nếu so sánh với năm 2004 thì doanh số cho vay hộ ngắn hạn năm 2006 đạt được là không nhỏ biểu hiện tăng 32,977 triệu đồng đạt tốc độ 29,8 % so với năm 2004. Đồng thời tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay năm 2006 chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm qua cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng 91,3 %, năm 2005 là 87,3 % và năm 2004 là 89,2 %.Qua đây có thể thấy nhu cầu vay vốn của hộ chủ yếu dành cho mua sắm phục vụ sản xuất, nuôi trồng các loại giống ngắn ngày và đầu tư cho cơ sở vật chất là chưa nhiều, điều này về lâu dài để phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất nói riêng của hộ thì cần phải điều chỉnh để chênh lệch giữa vay ngắn hạn và vay trung dài hạn là ở một tỉ lệ hợp lý nhằm đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, hiện tại doanh số cho vay trung dài hạn cho hộ tại NHNo & PTNT Thị xã mới chỉ đạt 11,503 triệu đồng ( năm 2006), 14,205 triệu đồng ( 2005 ), 11,973 triệu đồng (2004).

Doanh số cho vay bình quân trên một hộ là khá cao và tăng qua các năm, biểu hiện 11,2 triệu đồng năm 2005 tăng lên 1,56 triệu đồng so với năm 2004 tốc độ đạt 16,2 %, năm 2006 doanh số cho vay bình quân hộ đạt 10,5 triệu đồng tuy so với năm 2005 thì giảm nhưng vẫn cao hơn mức củ năm 2004. Như vậy lượng vốn cho vay hộ ngày càng tăng điều này có thể thấy nhu cầu vay vốn đê mở rộng sản xuất của hộ là ngày càng tăng có nghĩa là hộ ngày càng tăng qui mô sản xuất của mình lên.

Dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng nói chung, mỗi ngân hàng muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm, nó phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng trong một năm, cũng như mọi hệ thống ngân hàng NHNo & PTNT Thị xã luôn tìm mọi biện pháp để tăng dư nơ của mình lên

cả về số lượng và chất lượng. Sự nỗ lực của toàn đơn vị nói chung và của mỗi cán bộ nói riêng là hết sức đáng ghi nhận, kết quả là dư nợ của hộ tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2005 dư nợ hộ bằng 93,231 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 16,643 triệu đồng tốc độ đạt 21,73 %, năm 2006 dư nợ đạt 110,919 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 34,331 triệu đồng tốc độ tăng đạt 44,8 %. Trong đó dư nợ ngắn hạn hộ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và tăng lên qua các năm, với dư nợ năm 2005 là 79,026 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 14,411 triệu đồng tốc độ tăng 23,3 %, năm 2006 dư nợ đạt 99,416 triệu đồng tăng so với năm 2005 bằng 20,390 triệu đồng đạt tốc độ 25,8 % như vậy dư nợ ngắn hạn tăng lên với tốc độ rất đêu, tuy nhiên có điều chưa hợp lý lắm khi mà tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn còn thấp đây là vấn đề ngân hàng cần nghiên cứu trong thời gian tới để tăng dư nợ trung và dài hạn đáp ứng mục tiêu phát triển lâu dài.

Dư nợ bình quân trên một hộ cũng tăng đều qua các năm với 5,9 triệu đồng / 1 hộ năm 2004 , 6,7 triệu đồng / hộ năm 2005 và đến năm 2006 con số này là 7,4 triệu đồng / hộ.

2.3. Số hộ được vay vốn.

Ngân hàng luôn tạo điều kiện để cho hộ có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, tuy nhiên vì ngân hàng luôn có những qui định, nguyên tắc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình .Dựa trên những qui định chung về qui chế cho vay đối với khách hàng , với phương châm đem đến sự thuận lợi nhất cho khách hàng và hiệu quả cảu đồng vốn sử dụng, trong thời gian qua NHNo & PTNT Thị xã đã thực hiện cho vay vốn đến với nhiều hộ kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, có hộ vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiêu dùng. Các điều kiện vay vốn sau đây :

- Có phương án sản xuất kinh doanh. - Phải có tài sản thế chấp.

- Có hộ khẩu thường trú hoặc làm việc tại địa bàn, nơi khác thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương.

- Có quyền năng lực và hành vi dân sự.

- Chủ hộ có khả năng lao động, chủ hộ là người đứng ra vay vốn. - Không có nợ quá hạn với ngân hàng.

Khi có đủ các điều kiện trên thì tiến hành làm các thủ tục vay vốn.

Tuy không phải tất cả có nhu cầu vay vốn đều được thỏa mãn do nhiều nguyên nhân và nhìn chung những đồng vốn sau khi đến với hộ được sử dụng đem lại hiệu quả cao. Số hộ có nhu cầu vay vốn không ngừng tăng lên. Để biết thấy được số hộ được vay vốn trên địa bàn với các mục đích khác nhau thể hiện trên bảng số liệu sau:

Bảng 14: Số hộ được vay vốn sản xuất hàng năm.

Đơn vị tính : Hộ

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hộ % Hộ % Hộ % Tổng hộ được vay 12,865 100 13,835 100 14,986 100 Trồng trọt 4,374 34 4,469 32,3 4,870 32,5 Chăn nuôi 4,657 36,2 5,119 37 5,515 36,8 NTTS 772 6 896 7,2 1,108 7,4 CN –TTCN 1,312 10,2 1,425 10,3 1,573 10,5 Dịch vụ 1,183 9,2 1,314 9,5 1,526 10,2 Ngành khác 567 4,4 512 3,7 394 2,6

Nguồn : NHNo & PTNT Thị xã

Số hộ được sử dụng vốn tín dụng của NHNo & PTNT Thị xã là tương đối cao và tăng lên qua các năm đối với các hộ hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2005 số hộ được vay vốn là 13,835 hộ tang so với năm 2004 là

970 hộ, trong đó hộ trồng trọt chiếm một tỷ trọng lớn với 4469 hộ năm 2005 tang so với năm 2004 là 95 hộ, hộ chăn nuôi cũng chiếm một tỷ trọng lớn 36,2% năm 2004 37 % năm 2005, với 5119 hộ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 462 hộ. Đến năm 2006 thì hộ chăn nuôi có là 5515 hộ tăng 858 hộ so với năm 2005 tuy tăng lên nhưng tỷ trọng thì giảm xuống. Ta cũng có thể thấy số hộ được vay vốn trong nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn tuy nhiên cùng với sự chuyển dich cơ cấu kinh tế và trong nông nghiệp thì số hộ được vay vốn trong nông nghiệp giảm về tương đối. Chăn nuôi của các hộ rất đa dạng có rất nhiều chương trình được được áp dụng vào lĩnh vực chăn nuôi cũng như trồng trọt, thuỷ sản được chuyển giao đạt kết quả như sau :

Bảng 15:Một số kết quả ứng dụng và chuyển giao KHHT về nông nghiệp và thuỷ sản qua các năm.

Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Bò lai sind Con 159 267 480

2 Diện tích nuôi tôm sú Ha 24 171 175

3 Diện tích nuôi Ba ba Ha 4,03 5,03 5,05

4 Diện tích nuôi ếch lồng Ha 0,5 0,8

5 DT cấy lúa kết hợp nuôi cá

Ha 32 44 46

6 DT lúa lai trung quốc Ha 386 404 352

7 DT lạc cao sản L14 Ha 20 150

8 DT lúa chất lượng cao Ha 61 101 118

9 Đào nhật tân trồng và sử dụng làm cảnh

Cây 3900 5000 6900

10 Ưng dụng bếp Biôg trong chăn nuôi

Cái 7 14 30

Có thể thấy việc ứng dụng chuyển giao KHKT mới vào sản xuất đem lại kết quả rất cao và đã được áp dụng trên phạm vi tương đối lớn vào sản xuất, đây là hướng để các hộ đầu tư vào sản xuất để đem lại giá trị sản xuất hàng háo cao, đặc biệt dưới sự cạnh tranh ngày càng cao về hàng hoá trên thị trường như hiện nay.

Số hộ hạt động trong lĩnh vực CN – XD và trong các ngành dịch vụ tăng lên qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Điều này có nghĩa là có rất nhiều hộ chuyển dich vào hoạt động trong lĩnh vực CN –XD và dịch vụ đây hoàn toàn là hướng cần phải khuyến khích bởi Thị xã Hà tĩnh là một tĩnh đang phát triển có rất nhiều tiềm năng và cùng vơi nhu cầu về cơ sở hạ tầng cũng như quá trình đô thị hoá thì nhu cầu về xây dựng đang tăng mạnh. Năm 2005 có 1425 hộ tăng so với năm 2004 là 113 hộ đến năm 2006 con số này là 1573 hộ.

Về nuôi trồng thuỷ sản thì cũng tăng lên tuy nhiên không đáng kể bởi nuôi trồng thuỷ sản không phải là thế mạnh của Thị xã, do tuy cũng có nhiều ao hồ tự nhiên nhưng hầu hết để nuôi trồng thuỷ sản thì hộ phải đầu tư cải tạo nhân tạo để nuôi trồng. Năm 2005 có 896 hộ tăng so với năm 2004 là 124 hộ, đến năm 2006 số hộ có là 1108 hộ.

2.4. Thời hạn vay.

Thời hạn vay là khoảng thời gian thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng mà tại cuối mỗi thời điểm thoả thuận đó thì khách hàng phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho khách hàng. Trong đó cần chú ý 2 khái niệm là thời gian ân hạn và thời gian thu hồi nợ. Thời gian ân hạn là khoảng thời gian từ khi phát tiền vay đến khi hoàn thành công việc xây lắp của công trình đi vào sử dụng, trong thời gian ân hạn thì ngân hàng không thu nợ. Thời gian thu nợ là khoảng thời gian công trình đưa vào sử dụng đến khi thu hết nợ gốc và lãi.

Thời hạn vay nó gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh của chủ thể, thông qua đó khách hàng có thể chọn lựa cho mình một thời hạn vay phù hợp nhất và hiệu quả nhất. Cũng như tất cả các ngân hàng khác NHN o & PTNT Thị xã luôn tạo mọi điều kiện để khách hàng có thể lựa chon các thời hạn vay cho phù hợp với nhu cầu của mình, đặc biệt đối với các hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản, vì trong nông nghiệp có tính sinh học và đối với mỗi đối tượng khác nhau thì chu kì sản xuất lại khác nhau thì cần phải xác định rõ nhu cầu riêng của mình, có như vậy thì đồng vốn tín dụng mới đem lại hiệu quả giúp cho khách hàng có kết quả trong sản xuất kinh doanh còn về phía ngân hàng thì bảo đảm an toàn về đồng vốn và có lãi. Chính vì vậy thời hạn vay được áp dụng ở NHNo & PTNT Thị xã là rất đầy đủ có cả 3 loại: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Biểu hiện cụ thể bằng số liệu qua 3 năm sau đây:

Bảng 16:Cho vay kinh tế hộ theo thời hạn vay qua các năm.

Đơn vị tính : Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tiền % Tiền % Tiền %

Tổng vốn vay hộ 124,023 100 156,270 100 157,151 100

Ngắn hạn 110,58

6

89,2 136,463 87,3 143,563 91,3

TH – DH 13,437 10,8 19,807 12,7 13,588 8,7

Nguồn số liệu : NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh.

Trong tổng số vốn vay của hộ thì nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn và tăng lên qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối, năm 2004 chiếm tỷ trọng 89,2 % , năm 2005 là 87,3 % đến năm 2006 thì lên đến

91,3 %. Trong khi đó nguồn vốn vay trung và dài hạn thì giảm dần, điều này là do hộ sản xuất vay vốn theo nhu cầu thời vụ, chỉ vay với mục đích phục vụ những nhu cầu trong sản xuất như mua giống, phân bón, thức ăn gia súc, … và đến cuối chu kì sản xuất ( cuối thời vụ ) thu hoạch thì hộ bán sản phẩm trả tiền cho ngân hàng.

Trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp trên địa bàn thị xã hà tĩnh nói riêng thì phát triển sản xuất hàng hoá với chất lượng và giá trị cao đòi hỏi có sự đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng để tăng qui mô sản xuất đưa sản xuất lên sản xuất hàng hoá thì nguồn vốn trung và dài hạn cần phải được cả ngân hàng và hộ chú ý nó đem lại tác dụng rất lớn vì sự phát triển lâu dài.

2.5. Lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay khoản mà người đi vay phải trả cho người cho vay vì quyền sử dụng vốn.

Lãi suất vay nó phụ thuộc vào thời hạn các khoản vay, với các thời hạn vay khác nhau thì có mức lãi vay khác nhau.

Trên hồ sơ tín dụng thì lãi suất là lãi suất danh nghĩa, với mức lãi suất này thì ngân hàng còn phải trừ đi nhiều khoản thì mới ra khoản thu của ngân hàng. Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lãi suất huy động - tỷ lệ lạm phát.

Đối với cả 2 bên khách hàng và ngân hàng thì lãi suất luôn là một vấn đề được quan tâm, NHNo & PTNT Thị xã cũng như các ngân hàng khác luôn tìm mọi cách để đảm bảo mức lãi suất cho phù hợp với khách hàng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình . Khách hàng đăc biệt hộ luôn mong muốncó được mức lãi suất thấp nhất để giảm tối đa chi phí nhưng một thực

Một phần của tài liệu Tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w