II. Trình độ chuyên môn
Thủy Nguyên giai đoạn 2007-
3.3.7.2. Áp dụng khoa học công nghệ
Chú trọng đầu tư khoa học- công nghệ và thông tin, yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế tập thể và HTX nông nghiệp phát triển mạnh, đạt kết quả kinh
tế- xã hội cao. Nâng cao trình độ thông tin và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất và quản lý.
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Để làm ăn có hiệu quả cao, nâng cao năng suất, giảm chi phí thì việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là rất quan trọng, Trên thực tế hiện nay, các HTX điển hình tiên tiến đều có sự quan tâm thích đáng đến việc đổi mới, hiện đại hoá máy móc, trang thiết bị và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất- kinh doanh. Việc đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của HTX, của địa phương, nhu cầu xã viên, tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp…mà có hướng đầu tư cho phù hợp.
Tập trung ưu tiên ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm lai tạo, tuyển chọn giống cây con mới có chất lượng cao và có giá trị kinh tế. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và các khâu phơi sấy, bảo quản, chế biến nông sản.
Đổi mới thiết bị công nghệ, đưa nhanh các thành tựu công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản,công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề…từ đó tiêu thụ được sản phẩm của các HTX.
Xây dựng chương trình quản lý và bảo vệ môi trường một cách đồng bộ, có hiệu quả. Tập trung đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao trên các lĩnh vực sản xuất rau, hoa quả, thuỷ sản…ứng dụng công nghệ mới tạo sản phẩm có chất lượng cao và bảo vệ được môi trường.
Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học- công nghệ liên kết với các HTX, thực hiện chuyển giao thành tựu khoa học- công nghệ mới cho HTX, nghiên cứu sản phẩm mới, khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong vùng và cả nước.