Đánh giá hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án tại công ty Tài Chính Dầu Khí (Trang 50)

Sau hơn 7 năm hoạt động, khách hàng trong ngành của PVFC đã chiếm tỷ trọng 80% về cơ cấu vốn và mang lại nguồn thu chủ đạo cho các hoạt động cho vay của công ty. Cho đến nay, từ 9 khách hàng trong ngành ban đầu, PVFC đã cho vay đầu tư dự án cho hơn 50 khách hàng thuộc các lĩnh vực ngành nghề trọng yếu, phù hợp với định hướng phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp của PVFC.

2.3.1.Kết quả đạt được

PVFC đã đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu vay vốn đầu tư dự án và cung cấp các sản phẩm dịch vụ đồng bộ tới các thành viên của Tổng công ty và các đơn vị khác trong lĩnh vực trọng điểm.

Ta có thể thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua bảng số liệu trong 3 năm trở lại đây.

Đơn vị: tỷ đồng

5 Dư nợ 150 0 2643 5700 Doanh thu 39 90,36 339 Lãi gộp 9,9 18,3 39,9

Riêng trong ngành Dầu Khí, PVFC hiện đã cho vay trên 30 dự án trọng điểm ngành Dầu khí với số vốn trên 8000 tỷ đồng, đảm bảo nguồn vốn tự chủ cho các đơn vị thành viên trong tập đoàn Dầu Khí.

Ta có một số dự án mà công ty đã cho vay trong 3 năm vừa qua: Bảng 2.3. Một số dự án công ty cho vay trong 3 năm 2005,2006,2007.

Năm Dự án Số tiền

200 5

-Công ty TNHH Minh Tuấn -Dự án CDC bổ sung -Dự án trạm phân phối khí thấp áp 40 tỷ 43 tỷ 28 tỷ 200 6

-CTy Đầu tư Bất động sản & Thương Mại Thăng Long -Nối dài cầu tàu bến Dung Quất

-Đường dây Tuyên Quang-Thái Nguyên-EVN

21 tỷ 24,6 tỷ 67 tỷ 200

7

-Mở rộng mạng lưới viễn thông -Dán thủy điện Nậm Chiến -Cty CP giấy An Hòa

400 tỷ 400 tỷ 350 tỷ -PVFC đã mở rộng được đối tượng và danh mục khách hàng. Hiện tại, danh mục khách hàng của công ty bao gồm các khách hàng thuộc các lĩnh vực trọng điểm như điện, xây dựng, than, đóng tàu...

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1.Hạn chế

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tốt trong thời gian vừa qua, tuy nhiên nhìn chung hoạt động cho vay dự án của công ty Tài Chính Dầu Khí vẫn chưc thực sự hoàn thiện, biểu hiện ở các mặt hạn chế sau:

*Quá trình thẩm định dự án để cho vay còn dừng lại ở các thủ tục giấy tờ hình thức. Các cán bộ tín dụng hầu như chỉ quan tâm đến các báo cáo tài chính, các tài sản hiện có mà chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả của phương án vay vốn, chưa có cái nhìn toàn diện và đánh giá, phân biệt tính khả thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì thông tin về các doanh nghiệp cũng không được cung cấp một cách rõ ràng và đầy đủ, hiện tượng nhiều công ty “ma” tồn tại gây tâm lý e ngại đối với các công ty tài chính.

* Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay đầu tư dự án còn thấp.

Quy mô vốn của PVFC còn thấp do vậy đã hạn chế rất nhiều trong việc xem xét cấp duyệt vay vốn, đặc biệt là cho vay các dự án lớn vượt quá 15% vốn điều lệ.

Khi mới được thành lập, công ty Tài chính Dầu Khí chỉ có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, đến năm 2008 số vốn này đã tăng lên 3000 tỷ đồng, tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của công ty, số vốn này vẫn còn chưa tương xứng với sự gia tăng về nhu cầu vay vốn của dự án. Hầu hết đối với các dự án lớn nhu cầu vốn nhiều, do hạn chế về quy định cho vay, công ty không thể đủ khả năng để thực hiệ cho vay trực tiếp, để có thể thực hiện cho vay, PVFC phải tiến hành nghiệp vụ thu xếp vốn, mời một đối tác thứ 3 cùng tiến hành cho vay. Do vậy đã hạn chế rất nhiều khả năng thu được lợi nhuận cao đối với các dự án có hiệu quả, phần lợi nhuận này đã phải chia cho các đối tác cùng tham

gia góp vốn cho vay, và không thể hiện được tính độc lập, buộc phải phụ thuộc vào các đối tác trong việc xem xét, đánh giá dự án, đặc biệt là các dựa án tốt của ngành Dầu khí nhưng lại có nhu cầu vốn lớn.

Việt Nam gia nhập WTO, khi các tổ chức tài chính nước ngoài tahm gia vào thị trường, với tiềm lực tài chính lớn mạnh của mình, họ sẽ là một áp lực trước mắt và lâu dài đối với các nhà quản trị Ngân hàng trong nước. Vốn thấp sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về năng lực kinh doanh, khả năng chống đỡ rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn thấp.

* Công tác quản lý hoạt động cho vay còn kém

Việc kiểm soát các khoản vay cũng như công tác kiểm tra trong và sau cho vay còn kém, lạc hậu, không có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban có liên quan.

* Chính sách khách hàng chưa đa dạng linh hoạt và có hiệu quả

Các dự án cho vay hiện nay của PVFC chủ yếu thuộc ngành Dầu Khí, hiện nay hơn 60% dự án cho vay của công ty đều thuộc ngành Dầu Khí, điều nay hạn chế sự mở rộng khách hàng, mở rộng thị trường của công ty.

Đối với các khách hàng hoạt động ngoài ngành Dầu Khí, việc yêu cầu vay vốn của PVFC đều đòi hỏi phải có những ràng buộc rất chặt chẽ về điều kiện vay vốn. Hầu hết nhu cầu xin vay của khách hàng thường không được cung cấp toàn bộ mà chỉ là một phần trong tổng mức vốn cần vay. Hiện tại, các dự án trong ngành thường được sự bảo lãnh của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam, do vậy mức vốn cho vay đối với các dự án này thường cao và thời gian ân hạn dài. Tuy nhiên đối với các dự án nằm ngoài ngành Dầu Khí, việc vay vốn từ PVFC gặp nhiều khó khăn, các dự án thường phải là các dự án của ngành trọng điểm trong nền kinh tế, có tỷ suất sinh lời cao và có quan hệ với

nữa việc vay vốn cũng không đáp ứng đủ nhu cầu, thông thường chỉ vay được khoảng 90% số vốn cần vay và không được vượt quá 60% giá trị tài sản đảm bảo khoản vay đó.

2.3.2.2. Nguyên nhân

*Công tác quản lý nguồn vốn: thời hạn, lãi suất cho vay chưa linh hoạt Các khoản vay dự án của PVFC thường là các dự án trung hạn có thời gian từ 5 đến 7 năm, các dự án có tính chất dài hạn chưa nhiều. Lãi suất trong cho vay dự án còn rất cao so với các loại lãi suất khác. Trên thực tế khi cho vay dự án, do thời hạn của khoản vay dài, rủi ro không thu hồi nợ cao hơn, tuy nhiên lợi nhuận nhận được từ các khoản cho vay dự án cũng rất lớn. Việc xác định lãi suất hiện nay của PVFC chủ yếu là dựa vào lãi suất hiện ay của PVFC chủ yếu là dựa vào lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bình quân 12 tháng công với phần chênh lệch. Lãi suất cao làm giảm tính cạnh tranh của dịch vụ cho vay dự án của PVFC so với các dịch vụ tương tự của các ngân hàng.

* Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế

Đặc biệt là năng lực thẩm định dự án. Số lượng cán bộ tín dụng vừa thừa lại vừa thiếu. Mặc dù cán bộ trẻ, năng động đã giúp công ty không ngừng tìm được nhiều đối tác cho vay nhưng do trình độ chuyên môn không được học hỏi và bổ sung những cái mới, kinh nghiệm thực hiện dự án chưa nhiều đã dẫn đến việc thực hiện nghiệp vụ còn rập khuôn, chưa linh hoạt, theo dõi giám sát dự án còn mang tính hình thức, không đi sâu sát đến từng khách hàng, từng dự án.Đôi khi còn dựa vào cảm tính để xét duyệt dự án, đặc biệt là ưu đãi các dự án trong ngành, do vậy có thể tiến hành cho vay các dự án có lợi nhuận thấp mà bỏ qua các dự án có triển vọng.

Việt Nam đã gia nhập WTO, đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế đang chuyển mình với những thay đổi đáng kể. Công ty Tài Chính Dầu Khí mới đi vào hoạt động từ năm 2000, vì vậy đang còn là một định chế tài chính non trẻ, cần thời gian để hoàn thiện hơn cơ chế hoạt động.

*Chịu sự định hướng của tập đoàn Dầu Khí

PVFC là công ty con trong tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, mục tiêu khi thành lập công ty đó là quản lý vốn và cho vay đối với các công ty thành viên trong tập đoàn, đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn Dầu Khí. Hiện nay, Tổng công ty đã cho phép PVFC được mở rộng hoạt động kinh doanh và cho vay đối với các dự án lớn và có quan hệ thân thiết với Tổng công ty. Điều đó đã hạn chế rất nhiều khả năng cho vay của công ty đối với các khoản cho vay dự án.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

3.1.Định hướng hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí 3.1.1. Chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty Tài Chính Dầu Khí

Chiến lược xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của PVFC là xây dựng Công ty Tài chính Dầu khí trở thành tập đoàn Tài chính Dầu khí hàng đầu Việt Nam. Đến năm 2015 Công ty Tài Chính Dầu khí sẽ là Tập đoàn Tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong định chế tài chính khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn của Tập đoàn.

Mục tiêu từng giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ 2007-2010:

-Nhanh chóng hoàn thiện trở thành Tập đoàn Tài chính Dầu khí( PVFC) -Tốc độ tăng trưởng bình quân trên tất cả các hoạt động đạt trên 30%/năm.

-Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 15-17%. -Giá trị doanh nghiệp năm 2010 tương đương 3 tỷ USD. Giai đoạn 2: Từ 2011-2015:

-PVFC trở thành tập đoàn Tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tài chính của Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, tham gia hội nhập thành công.

-Vốn điều lệ năm 2015 tương đương 1 tỷ USD.

-Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động là 10%- 20%/năm.

-Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 19-20%/năm. -Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 10-11%.

-Giá trị doanh nghiệp 2015 tương đương 5 tỷ USD. Giai đoạn 3: Từ 2016-2025.

-Phát triển bền vững.

-Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5-10%/năm. -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 20-25%.

-Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 11-12%.

-Giá trị doanh nghiệp 2015 đạt tương đương 10 tỷ USD. *) Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ.

Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọ bao gồm thu xếp vốn, tài trợ dự án, đầu tư tài chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Đến năm 2010, đưa hoạt động tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty.

- Thu xếp vốn và tài trợ tài chính các dự án:

Đối với nhiệm vụ trọng yếu này, PVFC duy trì và tiếp tục thu xếp thành công vốn cho tất cả các dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, tài trợ cho các dự án của các tổ chức và cá nhân khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh và hợp tác của PVFC. PVFC sẽ mở rộng mạng lưới dịch vụ, phối hợp, hợp tác với nhiều các định chế trong và ngoài nước cũng như

khẳng định vị thế tài chính của PVFC trong lĩnh vực tài trợ dự án. Đồng thời, với chủ trương hướng tới cung cấp các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, PVFC sẽ nghiên cứu, kết hợp các phần dịch vụ riêng lẻ trở thành một sản phẩm có tính chất bao trùm, liên kết, mang lại sự thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này của PVFC cũng như đảm bảo nhu cầu về vốn lớn của các khách hàng đặc biệt là khách hàng trong ngành dầu khí.

Dự kiến giai đoạn 2007 – 2011 giá trị thu xếp vốn khoảng 5 – 6 tỷ USD tương ứng khoảng 80 – 95 ngàn tỷ đồng.

- Đầu tư tài chính:

Phát huy lợi thế và năng lực đầu tư của PVFC trong những năm trước, sau cổ phần hóa PVFC tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư tài chính, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với phương châm hoạt động "PVFC là một nhà đầu tư chiến lược"

PVFC sẽ phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng cao khối lượng vốn uỷ thác đầu tư, tập trung vào các dự án trong ngành và tham gia một số dự án ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, PVFC đẩy mạnh việc nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng song song với cung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ như: Quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro bằng các sản phẩm hedging,... và phát triển derivatives (phái sinh), chiết khấu chứng từ có giá....

Bảng 3.1a. Dự kiến kế hoạch đầu tư tài chính giai đoạn 2007-2011 Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1 Giá trị đầu tư 7,600 9,500 12,00 0

15,50 0

21,000 2 Tỷ trọng nguồn vốn

cho đầu tư/ Tổng nguồn vốn

15.8% 16% 16.1% 17% 18.4%

3 Tốc độ tăng trưởng hoạt động đầu tư

25% 25% 30% 35%

( Nguồn: Phương án cổ phần hóa công ty Tài chính Dầu Khí)

- Các dịch vụ tài chính khác:

Về hoạt động tư vấn tài chính: định hướng là dịch vụ chiến lược, là dịch vụ đặc trưng của công ty, PVFC thực hiện các hoạt động tư vấn liên quan đến hoạt động tài chính doanh nghiệp, trong đó xác định các hoạt động tư vấn trọng tâm là:

+ Tư vấn tài chính dự án: Từ tư vấn đầu tư, lập FS dự án đến thanh quyết toán; làm cơ sở để PVFC quyết định tham gia các hoạt động đầu tư tài chính tại đơn vị đó.

+ Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn và hướng dẫn xây dựng hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát tài chính gồm các khâu lập ngân sách, tính chi phí, định giá, thẩm định quyết toán đầu tư XDCB, dự báo các nguồn thu nhập và quản lý tài sản, tư vấn và hướng dẫn việc tổ chức vận hành bộ máy tài chính kế toán của các doanh nghiệp.

+ Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp: Đẩy mạnh phát triển tư vấn cổ phần hoá, đại lý phát hành cổ phiếu, tham gia trực tiếp vào quá trình cổ phần hoá

của Tập đoàn. Không ngừng tiếp cận, tham gia vào quá trình đổi mới doanh nghiệp ở các Tổng Công ty, các Tập đoàn khác.

+ Tư vấn phát hành chứng từ có giá: Tư vấn phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các chứng từ có giá khác.

+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: Phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán tập trung vào các Công ty cổ phần của Tập đoàn, triển khai có trọng điểm các Công ty cổ phần khác của các Tổng Công ty 90 và 91.

+ Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Quản lý vốn và tài sản: Đẩy mạnh dịch vụ liên quan đến ngoại hối, nhận uỷ thác đầu tư, quản lý dòng tiền cho khách hàng.

Thẩm định: từng bước cung cấp dịch vụ thẩm định cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Đến năm 2010, thực hiện thẩm định tất cả các dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn.

Bao thanh toán: Tập trung vào đối tượng khách hàng là các đơn vị thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án tại công ty Tài Chính Dầu Khí (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w