Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 58 - 61)

III- Nguồn vốn huy động

3.2.1Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý

Đông Triều

3.2.1Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý

Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

Luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng là các văn bản pháp qui hiện hành để các Ngân hàng thương mại chấp hành. Tuy nhiên trong thực tế, cũng cần được bổ sung hoàn thiện bằng các văn bản pháp qui để phù hợp và cụ thể hóa với tình hình thực tế. Đây là môi trường pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng.

Vậy môi trường pháp lý là gì. Mô tả 1 cách tổng quát. Môi trường pháp lý về ngân hàng bao gồm các yếu tố sau:

Các qui phạm về pháp lý luật ngân hàng và các luật khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng (luật dân sự, luật đất đai, luật công ty …)

Sự tuân thủ theo pháp luật cuả các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế , xã hội đựơc pháp luật ngân hàng điều chỉnh cho phù hợp.

Hội nhập quốc tế với việc ra nhập WTO sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực họat động của các cơ quan quản lý tài chính. Ngân hàng nhà nước đã có những cải cách to lớn đối với chính sách tiền tệ và hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng phù hợp với xu hướng tự do hóa tài chính và mở cửa của hệ thống ngân hàng như tự do hóa lãi xuất, nới lỏng kiểm soát tỷ giá. Các biện pháp quản lý ngoại hối: tự do hóa tài khoản vàng lãi, cải cách hệ thống thanh tra .

Giám sát ngân hàng theo chuẩn xác quốc tế.

Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy các Ngân Hàng Thương Mại. Nhà nước tự do cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh để tạo thế phát triển bền vững. Về thách thức: hệ thống pháp luật ngân hàng còn thiếu chưa đồng bộ và một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế – Hệ thống chính sách pháp luật Ngân Hàng hiện nay còn một số hạn chế sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa Ngân Hàng trong nước với Ngân Hàng nước ngoài gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, điều đó đặt ra thách thức phải sửa đổi, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Việc mở thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động bên ngoài và khu vực thế giới.

Trong khi đó năng lực điều hành chính sách tiền tệ cũng như những lực giám sát hoạt động ngân hàng của Ngân Hàng nhà nước vẫn còn hạn chế.

Đối với các tổ chức Ngân Hàng Thương Mại trước sự áp lực cạnh tranh từ phía Ngân Hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn. Công nghệ trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngân hàng.

Hệ thống Ngân Hàng đáp ứng các chuẩn mực về an toàn theo thông lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập.

Dự phòng rủi ro phân loại nợ theo chuẩn mức kế toán quốc tế rủi ro của ngân hàng có thể mang đến từ khách hàng vì khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn trong số đó vẫn còn những tồn tại yếu kém. Việc mở cửa thị trường hơn đặt phần kinh doanh thua lỗ và phá sản điều này làm tăng rủi ro hoạt động ngân hàng. Ngành ngân hàng cần phải triển khai các biện pháp mang tính chất toàn diện, hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng:

- Sửa đổi luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Xây dựng và chỉnh sửa bổ xung các qui định về cấp phép tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phù hợp với các quản lý ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán Ngân Hàng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hoàn thiện các qui định về thanh toán không chung tiền mặt, qui định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới (quản lý tài sản, tài chính, quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ thanh toán bù tri tài sản tài chính, cung cấp và xử lý thông tin tài chính, tư vấn về đầu tư và danh mục đầu tư, về mua lại và tái cơ cấu doanh nghiệp) (Trích thông tin Ngân Hàng, nguồn tài liệu hội nghị triển khai đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)

- Đối với các NH thương mại trước hết phải tuân thủ về qui chế cho vay qui chế phải mang tính pháp lý chặt chẽ : khoa học và thực tế vừa đảm bảo tính nguyên tắc và nguyên lý chung, vận dụng vào tình hình thực tiễn:Tổ chức tín dụng không được cho vay vượt quá tỷ lệ qui định vốn

đầu tư vốn giữa các hiệp hội ngân hàng, phù hợp với đạo lý đầu tư vốn của ngân hàng là nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn bổ xung tham gia trong quá trình sx- kinh doanh mức vốn đăng ký ghi trong giấy phép kinh doanh thường không đúng so với thực tế đang diễn ra khách hàng vay vốn vượt nhiều lần so với vốn thực có thể tăng hoặc giảm , trong khi đó có thể 1 khách hàng vay ở nhiều ngân hàng ,hoặc vay ở ngân hàng này để trả cho Ngân Hàng kia. Hoặc nóng để thanh toán nợ đến hạn xong lãi vay, dẫn đến đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thiếu chính xác. Vi phạm qui chế cho vay đối với khách hàng

- Phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan công chứng, phòng tài nguyên môi trường để xác định rõ trách nhiệm của cơ quan công chứng về đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, giấy tờ pháp lý khi có vấn đề giả mạo xảy ra.

- Pháp lệnh kế toán thống kê. Chưa có hiệu lực khi các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn Ngân Hàng. Thực hiện chế độ chưa chính xác, kịp thời để Ngân Hàng kiểm soát các thông tin cũng như kết quả kinh doanh tài chính của đơn vị ngoài quốc doanh, do vậy cũng cần phải có biện pháp quản lý nhà nước, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc theo đúng qui định do vậy trước tiên đối với ngành Ngân hàng. Phải thực hiện nghiêm túc qui trình, qui chế cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 58 - 61)