Quy trình thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (Trang 39 - 54)

NGHIỆP TẠI MARITIME BANK THANH XUÂN

2.2.1.Quy trình thẩm định

Quy trình cho vay doanh nghiệp được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đảm bảo ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanhn nghiệp. Quy trình cho vay bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàngvà kết thúc khi thanh lý hợp đồng tín dụng và được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin Bước 5: Phân tích ngành

Bước 6: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

Bước 7: Dự kiến lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt Bước 8: Phân tích, thẩm định PASXKD/ DAĐT

Bước 9: Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bước 10: Mức độ đáp ứng một số điều kiện tài chính Bước 11: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Bước 12: Lập báo cáo thẩm định cho vay

Bước 13: Tái thẩm định khoản vay

Bước 14: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay Bước 15: Phê duyệt khoản vay

Bước 16: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

Bước 17: Giải ngân

Bước 18:Kiểm tra, giám sát khoản vay

Bước 19: Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh nếu có Bước 20: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Bước 21: Giải chấp tài sản bảo đảm

Quá trình thẩm định cho vay doanh nghiệp được tiến hành từ bước 2 đến bước 13. Quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại Maritime Bank thường diễn ra như sau:

CBTD phải kiểm tra tính xác thực của hố sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác

 Kiểm tra hồ sơ pháp lý:

CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ pháp lý:

1) Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 2) Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp

3) Quyết định thành lập của doanh nghiệp 4) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

5) Giấy phép hành nghề đối với một số ngành nghề cần giấy phép 6) Biên bản góp vốn, danh sách thành viên

7) Các tài liệu khác liên quan đến quản lý vốn và tài sản 8) Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

9) Quyết định bổ nhiệm HĐQT, TGĐ ( GĐ), kế toán trưởng 10) Các giấy tờ khác liên quan

 Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay CBTD cần kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ:

1) Đối với danh mục hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính trong thời thời gian gần nhất, các báo cáo tài chính dự tính cho thời gian sắp tới, bản kê các loại công nợ tại MaritimeBank Thanh Xuân và các tổ chức tín dụng khác, bảng kê các khoản phải thu phải trả lớn, các hợp đồng kinh tế, PASXKD/ DADT. Riêng đối với DADT, CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ dự án vay vốn

Ngoài ra, CBTD kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong dăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp từ đó xem xét sự phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động? và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

2) Đối với danh mục hồ sơ bảo đảm tiền vay:

Trường hợp cho vay không có TSĐB: thông thường đây là những trường hợp theo chỉ định của Chính phủ về cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng

Trường hợp bảo đảm bằng TS của khách hàng: Tuỳ từng lọai TS có các giấy tờ khác nhau mà CBTD phải tìm hiểu kỹ lưỡng: Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu TS, giấy chứng nhận bảo hiểm TS,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay: giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đó yêu cầu khách hàng phải nêu rõ quá trình hình thành TS

Trường hợp bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba: Thẩm định nội dung của cam kết bằng TS của bên thứ ba để khách hàng vay vốn

Ngoài ra có thể có hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất

3) Kiểm tra mục đích vay vốn: Kiểm tra xem mục đích vay vốn của doanh nghiệp có phù hợp với đăng ký kinh doanh không. Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn(đối chiếu nhu cầu vay vốn với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ thì kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối.

 Điều tra, xác minh lại thông tin: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc kiểm tra hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của doanh nghiệp tại ngân hàng và các TCTD, các bạn hàng đối tác kinh doanh

 Phân tích ngành: Để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp thì CBTD phải phân tích trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại: Xu hướng phát triển của ngành; các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật; sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị

trường trong và ngoài nước; những thay đổi về điều kiện lao động; chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp; vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành; phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của công ty, đánh giá tác đối với việc nâng cao mức cạnh tranh của công ty.

 Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: tìm hiểu, phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, điều hành và quản lý…

 Tìm hiểu chung về khách hàng: CBTD cần tìm hiểu về lịch sử doanh nghiệp, những thay đởi trong góp vốn, những thay đổi trong cơ chế quản lý, những thay đổi trong sản phẩm, loại hình kinh doanh hiện nay, điều kiện địa lý…Những thông tin này đánh giá về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu công ty có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động

 Điều tra, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý

 Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp: CBTD đánh giá dựa trên các câu hỏi: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ; Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh; Số lượng và trình độ lao động; Cơ cấu lao động; Tuổi lao động trung bình trong công ty; chính sách thưởng và tăng lương; bình quân doanh thu trên đầu người; trình độ kỹ thuật…

 Tìm hiểu, đánh giá khả năng quản trị điều hnàh của ban lãnh đạo:  Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt:

CBTD tiến hành tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt( cơ sở tính toán dựa trên dơn xin vay của khách hàng). Đồng thời CBTD cũn xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.Chẳng hạn như lợi nhuận của khoản vay sẽ không cao như mong muốn nhưng bù lại khách hàng luôn duy trì mối quan

hệ tiền gửi ở mức cao với Maritime Bank Thanh Xuân.Như thế mới có được những mối quan hệ vững chắc và lâu dài với khách hàng

 Phân tích, thẩm định PASXKD/ DAĐT

Để đưa ra kết lận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của PASXKD/ DAĐT, khả năng trả nợ cũng như rủi ro có thể xảy ra và làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng, thu được nợ gốc đúng hạn; CBTD phải phân tích và đánh giá cụ thể , chi tiết PASKD/ DAĐT của doanh nghiệp

 Thẩm định TS BĐTV

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của Maritime Bank Thanh Xuân dùng các loại TS của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. TSBĐ là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng, mặc dù đây không phải là đều kiện duy nhất để quyết định cho vay, không phải là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn. Khi nhận TS cầm cố, thế chấp, CBTD phải có trách nhiệm kiểm tra tình trạng thực tế của TSBĐTV đồng thời phân tích, thẩm định TSBĐTV:

 Đối với cho vay không có đảm bảo, CBTD phải xem xét dựa trên: Cơ sở pháp lý của việc cho vay không có bảo đảm

So sánh với các điều kiện cho vay không có đảm bảo theo quy định của Maritime Bank và các quy định khác có liên quan

Đối chiếu dư nợ với mức cho vay không có bảo đảm tại MaritimeBank Thanh Xuân

Tên, cơ sở pháp lý, giấy tờ pháp lý của TSBĐ, TS thế chấp có phù hợp với quy định không?

Triển vọng của TS, sự tranh chấp, đồng sở hữu…

Trị giá, xu hướng biến động giá( dự kiến tăng, giảm), dự kiến trị giá phát mại khi đến hạn trả nợ, khả năng phát mại trên thị trường.Cơ sở pháp lý của việc định giá TS

Khả năng, phương án quản lý TSBĐ

Đối chiếu với dư nợ vay, xác định tỷ lệ % vay so với bảo đảm

Thủ tục cầm cố, kết qủa đăng ký giao dịch bảo đảm, thời gian và mức bảo hiểm TS

 Đối với bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba: Nêu rõ các yếu tố về TS của bên thứ ba

Nêu rõ mối quan hệ giữa người đi vay và người bảo lãnh Nội dung cam kết, thời hạn cam kết, điều kiện cam kết  Đối với TS hình thành từ vốn vay:

Nêu rõ cam kết thế chấp TS hình thành từ vốn vay và các điều kiện khác của khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp cầm cố bằng hàng hoá thì CBTD yêu cầu khách hàng nêu rõ hợp đồng thuê kho bên thứ ba hay để tại kho đơn vị, kho Ngân hàng

Các nguồn thông tin được sử dụng để thẩm định TSBĐTV của khách hàng là dựa trên: Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế để khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp, các loại giấy tờ của các cơ quan có thẩm quyền liên quan tới TSBĐ; các nguồn thông tin trên báo chí, Internet, chính quyền địa phương…các thông tin này thường mang tính khách quan, là cơ sở để xác định quyền sở hữu, xác định giá trị TSBĐ.

CBTD phải làm rõ được các vấn đề về tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ liên quan tới TSBĐ. Sau khi xác định được nguồn gốc, đặc điểm của TS, giá trị của TS, các biện pháp quản lý TS an toàn và hiệu quả …CBTD lập báo cáo thẩm định để trình giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền

 Thẩm định chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

CBTD chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo nội dung hướng dẫn của Maritime Bank. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được tổng hợp vào báo cáo thẩm định cho vay

 Lập báo cáo thẩm định cho vay:

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập Báo cáo thẩm định cho vay(BCTĐCV). BCTĐCV là tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng

Tuỳ theo từng PASXKD/ DADT cụ thể, CBTD chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PASXKD/DAĐT của khách hàng để đưa vào BCTĐCV

Đối với những khoản vay chi nhánh phải trình lên trung tâm: Vì quá trình tiếp cận khách hàng, phương án được diễn ra trực tiếp tạị chi nhánh cho nên nội dung BCTĐ của chi nhánh phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất cả các nội dung có liên quan, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo chi nhánh và trung tâm xem xét. Theo quy định của MaritimeBank thì tờ trình thẩm định phải có đầy đủ các mục sau:

 Giới thiệu về khách hàng  Nhu cầu của doanh nghiệp

 Giới thiệu về PASXKD/DAĐT

 Kết quả thẩm định khách hàng vay vốn  Thu nhập dự tính từ khoản vay

 Kết quả thẩm định PASXKD/ DADT

 Phân tích hiệu quả, khả năng đảm bảo và trả nợ vay  Phân tích rủi ro

 Các quan hệ giao dịch của khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tài chính

 Phân tích ngành và triển vọng phát triển chủa khách hàng  Tài sản đảm bảo nợ vay

 Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng  Nhận xét về khách hàng vay

 Kiến nghị của CBTD

 Kết luận và đề xuất của trưởng phòng tín dụng

 Quyết định của giám đốc ngân hàng cho vay hoặc người được uỷ quyền hợp pháp

 Các phụ lục kèm theo( các số liệu tài chính tóm lược, các BCTC dự tính và cơ sở tính toán)

 Tái thẩm định khoản vay

Maritime Bank quy định giá trị tiền vay bắt buộc phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ. Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc cho vay/ không cho vay để trình GĐCV hoặc người được uỷ quyền xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung của công việc tái thẩm định. Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến các quyết định khác nhau đều phải trình lên GĐCV để ra quyết

định cuối cùng. Thời gian tái thẩm định không vượt quá 03 ngày đối với một khoản vay ngắn hạn và 05 ngày đối với khoản vay trung – dài hạn.

2.2.2. Ví dụ minh hoạ ( thẩm định phương án sản xuất kinh doanh) Xem xét hồ sơ vay vốn thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2008 cả công ty CPĐT&CN Thành Nam:

 Tên công ty: Công ty CP ĐT&CN Thành Nam Đăng ký kinh doanh: 0102011897 Ngày 30/10/2004

Địa chỉ: P1116 – Nơ 1B – Bán đảo Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội Điện thoại: 04.6227772 Fax: 04.6227773

Tài khoản số 032.01.02.0102899 Tại Maritime Bank Thanh Xuân Người đại diện: Bà Nguyễn Hồng Minh Chức vụ: Giám đốc

Theo văn bản uỷ quyền số 02/BB – TCA ngày 20/08/2006 của Hội đồng Thành viên

 Số tiền vay 2.000.000.000đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thời hạn vay: tối đa 6 tháng đối với mỗi lần giải ngân  Lãi suất vay: 1.1%/tháng

Lãi suất quá hạn 150% lãi suất trong hạn

Phương thức áp dụng: thay đổi 3 tháng/ lần bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng cao nhất của Maritime Bank + 0.32%/tháng

 Mục đích sử dụng vốn: Bổ sung VLĐ phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị

 Phương thức vay: Hạn mức

 Thời gian rút vốn: 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng Kế hoạch cụ thể: nhiều lần

 Hình thức rút vốn: Chuyển khoản hoặc tiền mặt  Kỳ hạn trả nợ gốc: Trong thời hạn vay

 Biện pháp bảo đảm tiền vay : thế chấp:

- Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại số nhà 70 – ngách 299/62 – Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai – Hà Nội

- Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà xưởng tại xóm 11 – xã Liên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (Trang 39 - 54)