VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH HÓA.
Để mở rộng cho vay kinh tế tư nhân có hiệu quả thì ngân hàng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Đơn giản hoá thủ tục vay vốn:
Hiện nay, thủ tục vay vốn của ngân hàng còn rườm rà, phức tạp gây nhiều bất lợi trong việc tiếp cận vốn của nền kinh tế nói chung và đặc biệt là đối với loại hình kinh tế tư nhân, vì vậy điều cần nhất lúc này của chi nhánh là đơn giản hoá thủ tục vay vốn nhưng vẫn phải bảo đảm được an toàn khoản vay.
Đa dạng hoá phương thức cho vay:
Theo quy định thì phương thức cho vay của ngân hàng có nhiều dạng như: cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần, cho vay luân chuyển… Nhưng trên thực tế chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá chủ yếu
áp dụng phương thức cho vay từng lần đối với kinh tế tư nhân là chủ yếu, phương thức cho vay này an toàn nhưng không phù hợp với loại hình kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu là có quy mô vừa và nhỏ, nhu cầu của các khoản vay thường ngắn hạn, các khoản vay không lớn nhưng thường xuyên nhằm bổ sung vốn lưu động. Thủ tục các khoản vay này phức tạp đôi khi làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của khách hàng, vì vậy ngân hàng cần đa dạng hoá phương thức cho vay áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức hoặc cho vay luân chuyển thì rất phù hợp với nhu cầu vốn ngắn hạn của kinh tế tư nhân.
Cho vay theo mức lãi suất phù hợp:
Lãi suất là chi phí của vệc sử dụng vốn, tác động trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh, đây là vấn đề rất nhạy cảm có thể tác động đến quết định vay vốn của khách hàng. Nếu ngân hàng đưa ra mức lãi suất quá cao sẽ làm tăng chi phí kinh doanh đồng thời làm giảm thu nhập của khách hàng khi đó họ phải cân nhắc việc tìm nguồn khác để thay thế vay vốn ngân hàng. Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ do vậy ngân hàng cần phải xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với từng loại hình, đặc biệt đối với lãi suất cho vay trung và dài hạn không nên cố định mà phải linh hoạt thay đổi theo từng thời kỳ nhằm tránh rủi ro cho cả ngân hàng lẫn khách hàng khi có sự biến động lãi suất trên thị trường.
Về cơ chế chính sách khách hàng, Maketing, khuyến mại:
Thực hiện tốt chính sách khách hàng đối với những khách hàng chiến lược, khách hàng tiềm năng. Công tác tiếp thị , khuyến mại, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được chú trọng, ngân hàng phải coi việc chăm sóc khách hàng là việc làm thường xuyên, dưới mọi hình thức, tuỳ từng khách hàng để có chính sách thích hợp, không chỉ coi việc khuyến mại bằng tiền hoặc những giá trị hiện vật quy ra tiền phải kết hợp hài hoà, đôi khi việc
đáp ứng nhu cầu nhỏ của khách hàng lại có giá trị cao hơn nhiều lần việc tiếp thị khuyến mại dưới hình thức tài chính. Cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa ra những chính sách maketing phù hợp.
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngân hàng:
Thực tế cho thấy: Chất lượng các bộ quết định đến hiệu quả công tác thu hút khách hàng mới, quyết định quy mô và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng một cách toàn diện, để có đủ năng lực, kiến thức, đảm đương công việc trong tiến trình hiện đại hoá ngân hàng như kiến thức về kinh tế_xã hội, kiến thức về thị trường, trình độ ngoại ngữ, vi tính…nâng cao khả năng phân tích tín dụng. Chi nhánh cần thường xuyên mời các chuyên viên nghiệp vụ về tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chi nhánh, hoặc tổ chức các khóa cho cán bộ ngân hàng đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ….
Nhóm giải pháp khác:
Thứ nhất, Về mục tiêu chiến lược nhất quán đối với loại hình kinh tế tư nhân:
Ngân Hàng phải xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu đầu tư vốn cho kinh tế tư nhân trên các phương diện: Nguồn vốn huy động, tỷ lệ đầu tư cho kinh tế tư nhân trên tổng dự nợ toàn hệ thống và trên từng địa bàn, từng khu vực. Lộ trình phát triển sản phẩm trọn gói phù hợp với loại hình kinh tế tư nhân theo các địa bàn thành phố, khu công nghiệp và vùng nông thôn. Tổ chức quản trị rủi ro thông qua hoàn thiện các qui trình nghiệp vụ, xây dựng các hạn mức quản lý, các biện pháp phân tán rủi ro, bảo đảm tài sản, sự tuân thủ và nhất quán trong thực hiện, các chế tài về hành chính, tài chính.
Thứ hai, Xây dựng mô hình tổ chức chuyên nghiệp, chuyên môn sâu phục vụ loại hình kinh tế tư nhân
Ngân Hàng cần tổ chức mô hình hoạt động theo hướng chuyên môn hoá với việc hình thành hệ thống từ Ban chuyên môn tại Trụ sở chính đến các phòng khách hàng tại các chi nhánh. Theo đó Ban chuyên môn tại Trụ sở chính thực hiện chức năng đầu mối nghiên cứu các chính sách, tổ chức thực hiện các qui trình nghiệp vụ, kế hoạch mục tiêu về vốn, sản phẩm cho loại hình kinh tế tư nhân, các phòng tại chi nhánh là các trạm tiếp thị, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.
Tập trung đào tạo sâu kiến thức về đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển, phát luật, đến các kĩ năng tiếp cận, tác nghiệp cho vay, cung cấp sản phẩm dịch vụ, xử lý rủi ro, nhằm tạo ra một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ phục vụ tốt.
Thứ ba, chuẩn hoá về cơ chế, chính sách, qui trình thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ cho loại hình khách hàng kinh tế tư nhân.
Chính sách khách hàng dựa trên các mục tiêu chiến lược phải nhất quán, rõ ràng, các qui trình, thủ tục được thiết kế riêng biệt, phù hợp với từng nhóm khách hàng. Bảo đảm sự thống nhất, đơn giản, chặt chẽ, tiến tới chuẩn theo hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Mở rộng, tăng cường phân quyền có điều kiện, thay thế phân quyền hiện tại (chỉ quan tâm tới hạn mức phán quyết theo chi nhánh, không quan tâm tới hạn mức đối với một khách hàng vay tại nhiều chi nhánh, nhóm ngành hàng quan hệ...), tiến tới phân quyền cho Trưởng ban tại Trụ sở chính. Việc phân cấp phải đi kèm với kiểm soát trực tiếp của Trụ sở chính thông qua hệ thống IPCAS.
Đặc thù hoạt động của loại hình kinh tế tư nhân là tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh và sự chênh lệch lớn về trình độ quản lý. Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều, tốt hơn đối với nhóm khách hàng này phải xây dựng được một gói sản phẩm đa dạng, phù hợp: Cho vay, thấu chi, bao thanh toán, cho thuê tài chính, góp vốn, đầu tư, bảo lãnh; các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ngân quĩ, tư vấn, bảo hiểm cũng sẽ được chia nhỏ với những chính sách phí dịch vụ phù hợp.
Thứ năm, xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp với từng phân khúc thị trường gắn với ứng dụng tin học, bảo đảm tính công khai minh bạch, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
Phân chia hệ thống chấm điểm: Khách hàng thuộc loại hình kinh tế nhà nước, khách hàng thuộc loại hình kinh tế tư nhân. Trong đó khác với tính chuẩn hoá đối với kinh tế nhà nước , hệ thống chấm điểm khách hàng là kinh tế tư nhân cần linh hoạt, đơn giản hơn.
Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống hỗ trợ quản lý:
Hệ thống thông tin nội bộ giúp cho việc quản lý khách hàng quan hệ: Thông qua hệ thống hiện đại hoá IPCAS giai đoạn 2, khách hàng sẽ phải quản lý tập trung tại Trụ sở chính từ khâu cấp mã, quản lý thông tin, thực hiện phê duyệt các quyết định và giám sát, cung cấp cho các chi nhánh trong hệ thống. Xây dựng trên trang Web của Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa, mục thông tin riêng về kinh tế tư nhân với đầy đủ các thông tin về chính sách tín dụng, các thủ tục cho vay, các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm mới, sản phẩm khuyến mãi... nhằm rút ngắn quá trình tiếp cận giữa kinh tế tư nhân và Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa.
Thứ bảy, tăng cường các mối quan hệ
Xây dựng mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa Ngân Hàng Công Thương với kinh tế tư nhân. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế, tranh thủ khai thác các nguồn tài trợ cho loại hình kinh tế tư nhân, tạo ra sự đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn ngoại tệ đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tư cho loại hình kinh tế tư nhân tại các tổ chức tín dụng trong khu vực và trên thế giới tạo ra các cơ hội nhận tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao các kĩ năng đầu tư cho loại hình kinh tế tư nhân.
Thứ tám, giải pháp về nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn:
Ngân Hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, gia tăng việc huy động vốn dài hạn với mức độ hợp lý để tránh rủi ro thanh khoản và tác động làm tăng lãi suất thị trường; khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dài hạn của tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho các Dự án tín dụng đối với nông thôn, Dự án tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: tích cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng vốn khả dụng.
Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, kết hợp mở rộng màng lưới với nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra nguồn vốn chi phí thấp, thời gian dài để đầu tư trung dài hạn. Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng kinh tế tư nhân, trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm.
Đẻ đảm bảo tính an toàn của khoản vay Ngân Hàng phải chấn chỉnh việc định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vốn vay đối với khách hàng, nhất là hộ sản xuất ở khu vực nông thôn cho phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi và khả năng trả nợ của hộ sản xuất, áp dụng phổ biến phương
thức tín dụng đồng tài trợ đối với cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại. Cần rà soát, đơn giản hoá thủ tục cho vay và rút ngắn thời gian giải quyết cho vay. Tổ chức theo dõi và thực hiện việc đánh giá chất lượng tín dụng và các khoản nợ xấu; đề cao vai trò trách nhiệm và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cán bộ tín dụng.
Thứ chín, về chính sách ưu đãi đối với kinh tế tư nhân
Xây dựng một số chính sách ưu đãi cần thiết đối với kinh tế tư nhân: Chính sách ưu đãi lãi suất, ưu đãi về phí dịch vụ, quyền mua bán ngoại tệ, điều kiện vay vốn, thế chấp... theo hướng các khách hàng xếp loại A, quan hệ vay vốn thường xuyên, trả nợ tốt sẽ áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi; khách hàng kinh doanh hàng xuất khẩu sẽ được ưu tiên vay ngoại tệ, khách hàng mở quan hệ lần đầu sẽ được miễn giảm phí dịch vụ…
Thứ mười là: Hiện đại hoá ngân hàng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:
Ngân hàng cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các dự án đầu tư công nghệ cần tính toán kỹ lưỡng để sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay tại chi nhánh số lượng khách hàng ở các phòng giao dịch tương đối đông, quy mô kinh doanh ba năm trở lại đây ở các phòng giao dịch tăng rất nhanh, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác chi nhánh cần phải cải tạo cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị hiện đại hơn.
Thực hiện Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020 NHCT TH cần phải thực hiện tốt công tác thanh toán lương qua tài khoản cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các công nhân viên chức trong ngân hàng.