C. Chức năng khác
Chương 6 Kết luận
Tuy chỉ mới thành lập được hơn hai năm nhưng Sacombank An Giang đã tạo được uy tín và thương hiệu trong lòng các khách hàng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, sự năng nỗ nhiệt tình, cung cách phục vụ sẵn sàng hết lòng vì khách hàng của nhân viên bên cạnh các chương trình hoạt động xã hội tại Chi nhánh. Từ đó, góp phần tăng nhanh về số lượng khách hàng cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp qua đó kéo theo sự gia tăng trong dư nợ và doanh số cho vay, đồng thời nợ quá hạn tại Chi nhánh cũng có sự gia tăng trong hoạt động tín dụng. Do đó, vô hình chung đã tạo ra một sức ép lớn lên Chi nhánh khi nguồn vốn đang bị khách hàng chiếm giữ, chính điều đó đã làm giảm đi tính thanh khoản cho Chi nhánh.
Chính sự biến động trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong hơn hai năm qua, với việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang, tác giả nhận thấy rằng đề tài đã đề cập được một số vấn đề như sau:
− Nêu lên được thực trạng của hoạt động tín dụng trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 tại Chi nhánh.
− Đưa ra được các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và một số biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Do hạn chế về thời gian cùng với việc tiếp cận với các kiến thức về hoạt động của ngân hàng chưa được nhiều của tác giả nên việc làm rõ một số vấn đề còn hạn chế. Vì thế, các giải pháp mà tác giả đưa ra trong đề tài chỉ là những giải pháp mang tính khách quan. Do đó, những giải pháp trên đây không thể chấm dứt hoàn toàn những rủi ro tín dụng. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô trong khoa Kinh tế- QTKD cùng với sự nhận xét và đóng góp từ kinh nghiệm thực tế của các anh chị tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang.
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 44