Nhận định về cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán SeBANK

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty Chứng khoán SeABANK (Trang 57 - 61)

2.3.1. Về mô hình tổ chức:

Xem xét mô hình tổ chức SeABS chúng ta nhận thấy công ty sử dụng mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng kết hợp mô hình bộ phận theo địa dư với việc mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là dạng mô hình phổ biến mà các công ty chứng khoán đang sử dụng hiện nay nhằm không ngừng mở rộng quy mô hoạt động của mình. Các phòng ban trong công ty được chia làm 3 khối riêng biệt là khối kinh doanh, khối môi giới và khối hỗ trợ. Theo như cách phân loại này ta có thể nhận thấy công ty chia các bộ phận trong tổ chức của mình thành 2 khối chức năng:

- Khối Front Office: Là 2 khối kinh doanh và môi giới. Đây là khối có chức năng giao dịch trực tiếp với khách hàng để thực hiện nghiệp vụ của mình. Hoạt động của khối

này thể hiện bộ mặt của công ty. Khách hàng thường đánh giá được công ty thông qua hoạt động của khối này.

- Khối Back Office: Chính là khối hỗ trợ, là khối hậu thuẫn cho hoạt động của khối front office.

Như đã phân tích ở trên về cơ cấu bộ phận theo chức năng, ưu điểm của dạng mô hình này là hiệu quả tác nghiệp cao với các hoạt động được chuyên môn hoá cao, nguồn nhân lực cũng được đào tạo dễ dàng. Xét về các điều kiện về quản trị cũng như năng lực nhân sự Việt Nam nói chung và các CTCK nói riêng thì đây là dạng mô hình phù hợp. Hơn nữa, thực tế các CTCK tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển cho thấy, đây vẫn là dạng mô hình được sử dụng phổ biến bởi một lý do chi phối chính là do hoạt động kinh doanh chứng khoán được chia ra thành các nghiệp vụ điển hình. Các nghiệp vụ đó là:

- Môi giới; - Tự doanh; - Bảo lãnh; - Tư vấn.

Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển, do TTCK đã khá hoàn chỉnh khiến các CTCK thường tồn tại dưới dạng mô hình Ngân hàng đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng cũng như để phù hợp với thị trường. Do đó họ phát triển thêm các nghiệp vụ kinh doanh khác như cho vay cầm cố chứng khoán, các nghiệp vụ nợ, quản lý tài sản..

Tại Việt Nam hiện nay chưa thể cho phép SeABS hay các công ty chứng khoán khác hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tư bởi thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới nổi, còn có nhiều bất ổn và rủi ro thị trường là rất lớn. Bằng chứng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua cho thấy rõ điều đó. Thị trường đã có lúc phát triển ngoạn mục, nhưng cũng có những lúc xuống dốc thảm hại. Sự biến động lớn này nhìn về bề nổi ta có thể thấy tác động của nhà nước đến TTCK là nhân tố rất lớn

khi mà các văn bản điều chỉnh của nhà nước thường xuyên có sự thay đổi, từ việc hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán (chỉ thị 03/2007/CT-NHNN) để kiềm chế lạm phát đến động thái mua vào chứng khoán của SCIC, hay kiểm soát biên độ giao dịch chứng khoán, giãn thời gian cổ phần hoá các công ty lớn.. Các nhân tố đó đều có tác dụng mạnh mẽ đến thị trường. Nhưng xét cho cùng, các tác động đó tới thị trường là cần thiết bởi tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay không còn nhiều thuận lợi, thị trường chứng khoán lại đang bước những bước chập chững đầu tiên, nếu như phát triển thị trường một cách thái quá sẽ khó có thể kiểm soát được tình hình. Các công ty chứng khoán là một chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên cũng buộc phải bị hạn chế trong hoạt động nghiệp vụ của mình.

Biểu đồ VN-INDEX* từ khi TTCK Việt Nam bước vào hoạt động:

(Nguồn: Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước – www.ssc.gov.vn) 2.3.2. Về chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

Mô hình SeABS được cấu tạo theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban có chức năng riêng, được giao những quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể. Các hoạt động được thực hiện một cách độc lập tương đối.

*Các giá trị bất thường là giá trị của những ngày giao dịch đặc biệt nhưng chưa được điều chỉnh.

Khi sử dụng mô hình dạng này, SeABS cũng gặp những hạn chế nhất định. Thứ nhất, chính là việc chồng chéo trong việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể. Để thực hiện một nghiệp vụ cụ thể đòi hỏi sự tham gia của nhiều phòng ban khác nhau. Điều này gây ra sự phụ thuộc lẫn nhau, hạn chế trong việc độc lập thực hiện nghiệp vụ. Xin đưa ra đây ví dụ về quy trình tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán để thấy rõ hơn mối quan hệ này. Quy trình này được kèm theo quyết định số 49/2007/QĐ-TGĐ ngày 12/01/2007 của TGĐ SeABS (Nguồn: Phòng TVTCDN)

Quy trình nghiệp vụ Đơn vị thực hiện chính

QLKT46A Page 60

Tiếp nhận đề nghị Bảo lãnh

Khảo sát Doanh nghiệp

Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Tổng giá trị Bảo lãnh Thống nhất với khách hàng Xác định giá trị DNghiệp Xác định giá trị Bảo lãnh Giá trị Bảo Lãnh nhỏ hơn giá trị được phép Mời đối tác đồng bảo lãnh

Đàm phán kí hợp đồng BL (Đồng BL)Đấu giá và phân phối CK Thanh lý hợp đồng, báo cáo, lưu hồ sơCK được bán hết

P. Tư Vấn TCDN

Phòng K.Doanh - Đầu Tư

Qua ví dụ trên ta cũng có thể thấy được các phòng ban chỉ mang tính độc lập tương đối, các bộ phận có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động của bộ phận này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của bộ phận khác, chính vì vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nhằm hướng toàn bộ tổ chức tới mục tiêu chung. Việc kết hợp các hoạt động riêng lẻ trong một nhiệm vụ thống nhất là một thách thức với công ty khi sử dụng mô hình này, bởi như chúng ta đã biết, dạng mô hình bộ phận theo chức năng thường có mức độ chuyên môn hoá cao. Mô hình này chỉ có thể hoạt động tốt khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.

Hạn chế khác có thể gặp phải ở mô hình dạng này là sự thiếu tập trung về dịch vụ khi tìm kiếm khách hàng. Khi các phòng ban khác nhau thực hiện việc chào dịch vụ tới khách hàng khác nhau, các khách hàng có thể sẽ không thể hiểu hết các dịch vụ mà SeABS cung cấp, cũng như khó có thể hình dung ra cách thức hoạt động khi thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI SEABS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty Chứng khoán SeABANK (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w