Tình hình thực hiện và những phương hướng chủ yếu của hoạt động kế toán và kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Trang 37 - 40)

I. Tổng quan về các công ty tư vấn kế toán và kiểm toán hiện đang hoạt động tại Việt Nam.

2. Tình hình thực hiện và những phương hướng chủ yếu của hoạt động kế toán và kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.

động kế toán và kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.

Tình hình thực hiện của hoạt động kế toán , kiểm toán

Dịch vụ kế toán, kiểm toán ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính công khai minh bạch của nền kinh tế. Tính đến đầu năm 2007, cả nước có 130 công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán, trong đó 4 công ty kiểm toán nước ngoài; có 1.300 người có chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó 300 người có chứng chỉ hành nghề quốc tế. Phạm vị hoạt động của dịch vụ kế toán, kiểm toán ngày càng mở rộng. Từ chỗ chỉ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, đến nay hoạt động kiểm toán đã

được mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác như: kiểm toán các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu, tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, tư vấn rủi ro kinh doanh và rủi ro đầu tư, tư vấn đầu tư ra nước ngoài...

Hệ thống các Chuẩn mực kế toán và kiểm toán được xây dựng và ban hành trên nền tảng Chuẩn mực quốc tế và có tính đến tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 28/36 Chuẩn mực kế toán và ban hành 38 Chuẩn mực kiểm toán, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Việt Nam. Vai trò và chức năng của Hiệp Hội kế toán và Hiệp Hội kiểm toán đang từng bước được nâng cao. Theo lộ trình đã đặt ra, từ đầu năm 2007, Hiệp Hội kiểm toán sẽ tiếp nhận một số chức năng quản lý từ Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

Hoạt động cạnh tranh trên thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán diễn ra theo chiều hướng bình đẳng hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thuộc nhiều thành phần sở hữu khác nhau. Phạm vi cung ứng dịch vụ được mở rộng, chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, giá cả phù hợp với tiềm lực của khách hàng đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng còn tồn tại là qui mô, năng lực của các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán còn khá nhỏ. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực lành nghề trong lĩnh vực còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, dẫn đến suy giảm về chất lượng dịch vụ.

Trong năm 2007 và những năm tới các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải tiếp tục:

Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán cho phù hợp với những đổi mới về chính sách (Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật đầu tư...), đảm bảo tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có được hệ thống kế toán phù hợp với yêu cầu phát triển mới.

Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Chương trình phát triển kế toán, kiểm toán và thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán đến năm 2010; Nghiên cứu trình Quốc Hội ban hành Luật Kiểm toán độc lập.

Tiếp tục ban hành các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán còn lại trên nguyên tắc tiếp thu các Chuẩn mực quốc tế có tính đến điều kiện đặc thù của Việt Nam, đặc biệt là các Chuẩn mực kế toán liên quan đến thì trường tài chính, thị trường chứng khoán. Ban hành cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Mở rộng thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; Chuyển giao việc hướng dẫn chính sách tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán từ cơ quan Nhà nước cho các công ty cung ứng dịch vụ dưới hình thức tư vấn; Chuyển giao việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp.

Tiếp tục mở rộng dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán sang các lĩnh vực khác như kiểm toán soát xét, tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, qui trình quản trị kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ... Có chế tài cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, Kiểm toán viên đối với kết quả kiểm toán cuối cùng; Hạn chế và đi tới chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty cung ứng dịch vụ.

Tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật và Chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp; Kiểm soát đạo đức hành nghề của Kiểm toán viên, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, nâng cao tính công khai, minh bạch của nền kinh tế, tăng cường tính bền vững của thị trường tài chính Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w