5 Các đặc điểm hoạt động
3.2.12.1 Yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nhiệp
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng với mục tiêu, nhiệm vụ là phân bổ nguồn vốn có hiệu quả, bảo đảm cung cấp vốn tới các dự án khả thi, phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế, magn lại lợi nhuận cho ngân hàng, và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của công tác tín dụng thì yêu cầu người cán bộ tín dụng phải có những kiến thức sâu rộng về các vấn đề sau:
- Các loại hình tín dụng (chẳng hạn như tín dụng khách hàng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán, tín dụng tiêu dùng, tín dụng tài trợ giao dịch thương mại, …), đặc trưng của từng loại hình tín dụng, những loại rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, và những điều kiện gắn liền với các loại hình tín dụng đó.
tín dụng đến khâu giám sát các khoản tín dụng sau khi đã cấp. - Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng
- Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, cách thức phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
- Kiến thức về kinh tế, luật pháp và các chính sách liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm, phát mại tài sản, … ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngan hàng.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học: Nghiệp vụ ngân hàng phát triển với tốc đọ rất cao mà nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu lại là từ nguồn tài nguyên tri thức bên ngoài. Do đó, ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu. Tại nhiều ngân hàng trên thế giới, tiếng Anh là kỹ năng bắt buộc với cán bộ ngân hàng vì chỉ bằng con đường tiếp cận với kiến thức hiện đại toàn cầu, cán bộ NH mới có thể cập nhật và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng công tác của cán bộ. Do đó, cán bộ tín dụng phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, chẳng hạn như: Phân tích công việc và xây dựng bản mô tả công việc.
Việc càn bộ không đáp ứng những yêu cầu trên đây có thể dẫn đến những sai lầm khi cấp các khoản tín dụng, cũng như sai sót trong khi quản lý, giám sát rủi ro tín dụng, dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, khả năng thu hồi vốn không cao, gây thua lỗ trong hoạt động tín dụng.
Hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, các ngân hàng Việt Nam chịu sức ép rất lớn của sự phát triển nhanh chóng ở khu vực tài chính. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế về hoạt động kinh tế và ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú về các loại hình tín dụng. Bên cạnh đó cũng ngày càng có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng cả hoạt đông tín dụng. Những thay đổi liên tục, thường xuyên này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có một năng lực mới hoặc một trình độ cao hơn so với những năng lực vốn có. Hoạt động tín dụng ở các nước cũng bị tác động và phát triển theo xu thế hội nhập hoạt đông ngân hàng. Do đó, cán bộ tín dụng
cũng phải được định hướng chuẩn hóa theo kinh nghiệm quốc tế, tránh tình trạng tụt hậu về trình độ và khả năng xử lý công việc.
3.2.12.2 Yêu cầu về trình độ quản lý
Xu hướng cho vay cho thấy rằng cơ hội cho vay của các ngân hàng đối với những khách hang vay có rủi ro thấp đã giảm. Giấy tờ thương mại, chứng khoán và cạnh tranh phi ngân hàng có thể đẩy các ngân hàng sang các loại khách hàng có rủi ro cao hơn thay thế những khách hàng truyền thống. Vì những người vay là doanh nghiệp lớn và ổn định đã từng có quan hệ trong danh mục cho vay của ngân hàng có thể chuyển sang các nguồn thị trường mở như thị trường giấy tờ thương mại va trái phiếu nhằm giảm chi phí giao dịch của họ. Các ngân hàng có thể phải thay thế đối tượng khách hàng này bằng những khách hàng vay nhỏ và kém ổn định hơn. Hoạt động tín dụng ngày càng phức tạp, đa dạng cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về trình độ quản lý đối với cán bộ tín dụng. Do đó, cán bộ tín dụng phải có khả năng quản lý trong mọi khâu của hoạt động tín dụng, từ việc hình thành chính sách cho vay, quá trình xét duyệt cho vay, kiểm tra và theo dõi khoản vay, bao gồm cả việc sử dụng các hệ thống xếp hạng rủi ro.