Sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Namx (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

2.2.2. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Nếu chỉ có nhiều người mà không có tiềm năng về kinh tế thì cũng không thể hình thành nên sở giao dịch hàng hóa được. Thực tế sự phát triển nền kinh tế Việt Nam với những thành tựu vượt bậc đã có những tác động hết sức tích cực tác động tới những tiềm năng về chủ thể của sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam. Trải qua 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng vượt bậc với sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng phù hợp với các xu hướng chung trên thế giới.

Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế, 2003-07 (%)

2003 2004 2005 2006 2007 GDP 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48 Nông-lâm-thủy sản 3,62 4,36 4,02 3,40 3,40 Công nghiệp-xây dựng 10,48 10,22 10,69 10,37 10,60 Dịch vụ 6,45 7,26 8,48 8,29 8,68 Nguồn: CIEM

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã kéo theo những tác động tích cực tới những sự phát triển con người, chỉ số HDI tăng lên qua các năm (1985 mới đạt 0,590, năm 1990 đạt 0,620, năm 1995 đạt 0,672, năm 2000 đạt 0,711, năm 2005 đạt 0,733, khả năng năm 2007 đạt trên 0,75). Thứ bậc về HDI tăng lên trong khu vực Đông Nam Á, ở châu Á và trên thế giới. Thứ bậc trên thế giới về HDI cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương (105 so với 123), cao hơn hàng chục nước có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam, phù hợp với nền kinh tế thị trường mà nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tỷ lệ nghèo đã giảm (từ 17,8% xuống còn 14,8%).

Thêm vào đó, với sự thành công của thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua cũng góp phần tăng số lượng chủ thể tiềm năng cho sở giao dịch hàng hóa.

Vì xét về cơ cấu cũng như hình thức hoạt động thì sở giao dịch hàng hóa và sở giao dịch chứng khoán không khác nhau mấy, vì vậy giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa cũng sẽ là một công cụ đầu tư hữu hiệu có thể thu hút được những nhà môi giới, hay những người đầu tư muốn thu lợi nhuận.

Trong những năm vừa qua Việt Nam đã khẳng định được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO, được bầu làm ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc… Nhờ vậy mà uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng và thu hút mối quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư. Bằng chứng là việc thu hút FDI của Việt Nam trong những năm vừa qua tăng nhanh và năm 2007 đã đạt con số kỷ lục là 20,3 tỷ USD tăng 69,1% so với năm trước, vượt 56% kế hoạch dự kiến. Qua kết quả khảo sát triển vọng thu hút đầu tư của Hội nghị Thương mại và Phát triển liên hợp quốc (UNCTAD) vừa công bố, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát (sau Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil). Cho đến nay các nhà đầu tư từ khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh đã tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Điều đó cho thấy các đối tác nước ngoài đã đặt lòng tin vào các chính sách kinh tế của Việt Nam. Họ cũng đã tìm thấy ở Việt Nam khả năng tạo ra lợi ích cho các nỗ lực kinh doanh của học và Việt Nam không phải là một thị trường quá mới mẻ với họ nữa. Chính yếu tố này đã tạo cho đối tác nước ngoài tâm lý yên tâm kinh doanh lâu dài khi tham gia vào các giao dịch thu lợi nhuận của Việt Nam, và đây sẽ là một lực lượng chủ thể đáng kể khi Việt Nam hình thành sở giao dịch hàng hóa.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Namx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w