3.1.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn:
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn xuất thân từ ngân hàng Thương mại cổ phần Quế đô được thành lập vào năm 1992 và đã trải qua 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển.Từ 08/04/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã khẳng dịnh vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện thông qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hằng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng.
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn có tên tiếng Anh là Sai Gon commercial Bank, viết tắt là
SCB:
- Địa chỉ: 193- 203 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Số DKKD: 4103001562 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/04/2003.
- Vốn điều lệ năm 2007: 3.000 tỷ đồng.
Sản phẩm dịch vụ chính:
- Huy động vốn: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, vàng các chương trình tiết kiệm dự thưởng khuyến mãi.
- Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ôtô, sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh bán sỉ, kinh doanh chứng khoán. . .
- Các dịch vụ khác: dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ. .
Định hướng phát triển:
Phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành Ngân hàng thương mại đa năng, tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới.
Nhân viên:
Đến 30-09-2007, số lượng nhân viên của SCB là trên 1000 người.
Mục tiêu:
• Gia tăng giá trị cổ đông.
• Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại.
• Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SCB.
• Giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh.
Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên.
Đối tác:
• SCB tham gia góp vốn với Công ty CP Đầu tư Sài Gòn Phú Gia, Công ty CP
Chứng Khoán Tân Việt - Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.
• SCB tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union.
• SCB tham gia liên minh thẻ và ký kết hợp tác với Vietcombank.
• SCB tham gia ký kết hợp tác với Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
(BIDV).
• SCB tham gia ký kết hợp tác với Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam (Agribank).
• SCB tham gia hệ thống liên minh thẻ Smartlink.
• SCB hợp tác triển khai về công nghệ thông tin với tập đoàn IBM và công ty
Temenos với giải pháp T24.
• SCB ký kết hợp tác với tập đoàn Bảo Việt về hợp đồng hợp tác phát triển và
3.1.2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang:
Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 12 tháng 06 năm 2006 theo Quyết định 07/QD-SCB-HDQT.06 chủ tịch hội đồng quản trị vào ngày 28 tháng 04 năm 2006.
+ Trụ sở đặt tại: 53/54 Hà Hoàn Hổ, Phường Mỹ Long, Tp Long Xuyên, Tỉnh An Giang. + Điện thoại: 076 920 6502
+ Fax: (84-8) 920 6505
Chi nhánh An Giang có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hạch toán theo chế độ kinh tế nội bộ, có con dấu, đại diện pháp luật, có bảng cân đối kế toán.
Theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang được thành lập để tiến hành các hoạt động của Ngân hàng, gồm:
- Huy động vốn: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, vàng các chương trình tiết kiệm dự thưởng khuyến mãi.
- Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ôtô, sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh bán sỉ, kinh doanh chứng khoán. . .
- Các dịch vụ khác: dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ. . Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang có 1 Phòng giao dịch :
+ Chi nhánh Châu Đốc - Trụ sở: 54/ Quan Trung/Thị xã Châu Đốc/An Giang. Hoạt động vào tháng 07 năm 2007.
3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TM CP Sài Gòn Chi nhánh An Giang: 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – An Giang thuộc dạng cấu trúc trực tuyến.
Biểu đồ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG.
Tổng số cán bộ, nhân viên chi nhánh là 35 người
Tại Thành Phố Long Xuyên: 23 người. Tại Châu đốc: 12 người.
3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng:
1 Quyền hạn và các nghĩa vụ của ban giám đốc sở giao dịch và ban giám đốc chi nhánh.
Giám đốc sở giao dịch, Giám Đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hánh và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh. Giám đốc sở giao dịch, giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh theo quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
- Được ban hành các nội quy, quy định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi sở giao dịch và chi nhánh nhưng không trái với quy định của pháp luật, điều lệ và các nội quy quy định của Ngân hàng thưong mại cổ phần Sài gòn. Được quyền phán quyết tín dụng trong phạm vi được tổng giám đốc uỷ quyền.
- Đại diện tổng giám đốc trong việc giải quyết các tranh chấp, quan hệ tố tụng liên quan đến hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh
- Được uỷ quyền cho các phó giám đốc và lãnh đạo các phòng ban trong sở giao dịch, chi nhánh giải quyết các việc của sở giao dịch, chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giao trong phạm vi được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về việc uỷ quyền đó.
BAN GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN PHÒNG TÍNPHÒNG TÍNDỤNG VÀDỤNG VÀ BẢO LÃNH BẢO LÃNH PHÒNG PHÒNG HÀNH HÀNH CHÍNH CHÍNH TỔNG HỢP TỔNG HỢP PHÒNG PHÒNG GIAO DỊCH GIAO DỊCH CHÂU ĐỐC CHÂU ĐỐC PHÒNG PHÒNG NGÂN QUỸ NGÂN QUỸ
BAN KIỂM TRA
BAN KIỂM TRA
KIỂM SOÁT NỘI
KIỂM SOÁT NỘI
BỘ
- Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn
2 Phòng tín dụng và bảo lãnh : Có chức năng nhiệm vụ :
- Thực hiện các nhiệm vụ về tín dụng và bảo lãnh cho vay doanh nghiệp, cá nhân, bảo
lãnh trong nước, cho vay xuất nhập khẩu, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, thẩm định, tư vấn khách hàng …… theo các quy định của pháp luật và quy định của SCB.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo các quy trình nghiệp vụ liên quan. Thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn.
- Thực hiện các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh(đảm bảo) trong phạm vi hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh theo quy định của ngân hàng nhà nước và theo chế độ thông tin báo cáo do tổng giám đốc ban hành.
- Tổ chức theo dõi các tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, và các báo cáo nghiệp vụ trong phạm vi hoạt động của sở giao dịch và chi nhánh theo chế độ quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3 Phòng kế toán:
Có chức năng và nhiệm vụ:
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, thực
hiện các thủ tục nhận và chi trả tiền tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức kinh tế, cá nhân….
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán giao dịch hàng ngày với khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.
- Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán thẻ, chi trả kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại tệ theo đúng quy định của nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn .
- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê phản ánh hoạt động, tình hình tài chính, Quản lý các loại vốn, tài sản tại Sở giao dịch, chi nhánh theo quy định
- Đảm nhận công tác điện toán tại đơn vị
- Chấp hành chế độ quyết toán tài chính chỉ tiêu nội bộ hàng năm với hội sở chính.
- Thực hiện các nhiệm khác do giám đốc giao cho.
4 Phòng ngân quỹ;
Có nhiệm vụ và chức năng:
- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt(đồng việt nam, vàng, ngoại tệ) các chứng từ có giá liên quan đến giao dịch hằng ngày.
- Thực hiện thu đổi các ngoại tệ, thanh toán các loại thẻ
- Tham mưu cho giám đốc các giải pháp thực hiện phát triển các dịch vụ kho quỹ, nhằm bảo quản cất giũ tài sản chứng từ có giá và giấy tờ quan trọng của khách hàng.
- Tổ chức thực hiện chế độ ghi chép sổ sách kho quỹ theo quy định chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chứng từ thu chi ngân quỹ theo chế độ hạch toán kế toán quy định, đảm bảo dữ liệu hạch toán được cập nhật và chính xác.
- Đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định, thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám Đốc
giao
5 Phòng hành chính: Có nhiệm vụ và chức năng:
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo quy định.
- Thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị
- Thực hiện các báo cáo về công tác cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính và công tác hành chính, quản trị theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do lãnh đạo giao
6 Phòng kiểm soát nội bộ Có nhiệm vụ và chức năng:
- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh theo đúng pháp luật, theo điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn. Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn
- Theo dõi, phúc tra sở giao dịch, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh trong việc sữa chữa những vi phạm, kiến nghị của các đoàn thanh tra và kiểm tra nội bộ.
- Báo cáo kết quả công tác kiểm ta nội bộ đầu kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định của SCB
- Phối hợp các đoàn thanh tra, kiểm tra của nhà nước, ngân hàng nhà nước, và của hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại sở giao dịch, chi nhánh và càc đơn vị trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao.
3.3 Quy trình tín dụng áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi Nhánh An Giang:
Căn cứ vào chế độ tín dụng và phương thức hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - An Giang nhằm đảm bảo cho vay trên cơ sở pháp lý có hiệu quả thì qui trình tín dụng được thực hiện tại Chi nhánh thông qua các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn:
- Tư vấn và thương thảo:
Khi khách hàng đề xuất vay vốn, CBTD làm đầu mối tiếp nhận thông báo cho khách hàng về chính sách tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng, thâm vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp, thương thảo sơ bộ các điều kiện cho vay mà ngân hàng có thể đáp ứng: lãi suất, thời hạn vay, tài sản đảm bảo,….sau đó CBTD hướng dẫn khách hàng về Hồ sơ vay vốn. - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:
Sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn, CBTD tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và sự phù hợp của các hồ sơ.
Hồ sơ vay vốn gồm có: + Hồ sơ pháp lý.
Gồm các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay + Hồ sơ khoản vay.
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Các giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của bên vay (Bảng kê công nợ, Báo cáo tài chính, hợp đồng kinh tế,…..)
- Các giấy tờ khác có liên quan đến khoản vay( Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, dự toán chi phí hoạt động được duyệt….).
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng, giá trị của tài sản.
Bước 2 Thẩm định các điều kiện tín dụng:
a) Cơ sở thông tin phục vụ cho công tác thẩm định cho vay:
- Thông tin CIC của ngân hàng nhà nước. - Khảo sát thực tế.
- Nguồn khác.
- Thông tin do khách hàng cung cấp.
b) Nội dung thẩm định:
Dựa trên cơ sở thông tin thu được CBTD tiến hành việc thẩm định theo các mục sau: + Đánh giá chung về khách hàng theo nội dung sau:
- Năng lực pháp lý.
- Mô hình tổ chức, bố trí lao động. - Quản trị điều hành của Doanh nghiệp. - Ngành nghề kinh doanh.
- Các rủi ro chủ yếu.
+ Tình hình tài chính của khách hàng:
- Đánh giá về sự chính xác, trung thực của Báo cáo tài chính; - Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính
- Phân tích các tồn tại nguyên nhân
+ Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ + Bảo đảm tiền vay
+ Xác định phương thức và nhu cầu vay:
Dựa trên đề nghị của khách hàng và cở sở thông tin thẩm định, CBTD xác định phương thức phù hợp với tính chất cấp tín dụng theo 3 loại cơ bản sau:
- Cho vay theo món.
- Cho vay hạn mức. + Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay:
- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn theo quy định của SCB. - Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán nước ngoài.
- Lãi suất áp dụng cho khoản vay. + Xem xét điều kiện thanh toán:
CBTD cùng TPTD phối hợp với Phòng Thanh toán quốc tế về các nội dung điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán… đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài.
c) Các loại giấy tờ:
CBTD: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn(Bước 2) lập tờ trình cho vay kèm