Cải tiến quy trình cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 66 - 68)

BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH HÀ TĨNH

3.2.6 Cải tiến quy trình cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư

Cần phải xây dựng và hoàn chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù của khu vực nông thôn và nông dân. Rõ ràng là đối với hộ nông dân trình độ văn hóa, phương tiện liên lạc còn hạn chế thì một thủ tục vay vừa đơn giản dễ hiểu nhưng lại chặt chẽ, một quy trình nghiệp vụ bảo đảm an toàn vốn nhưng không quá phiền hà để cho dân vay là rất cần thiết.

Một trong những điểm yếu của các ngân hàng thương mại quốc doanh là quy trình cho vay và thẩm định phức tạp, rườm rà, mất thời gian làm cho khách hàng mất đi cơ hội kinh doanh. Vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác đòi hỏi chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh cần phải thực hiện cải tiến quy trình cho vay và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Từ đó ngân hàng sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đồng thời tăng khả năng mở rộng quy mô, hạn chế rủi ro.

Cải tiến quy trình cho vay không có nghĩa là rút ngắn bỏ bước nào trong quy trình mà là rút ngắn thời gian trong mỗi bước mà lại vẫn giữ vững thậm chí nâng cao chất lượng thực hiện mỗi bước. Cụ thể:

Bước 1: Rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng tới mức tối thiểu. Để

làm được điều này thì ngay khi khách hàng đến xin đặt vấn đề vay vốn, cán bộ tín dụng phải hướng dẫn chi tiết cụ thể, rõ ràng tất cả các thủ tục cần thiết phải có trong hồ sơ vay vốn, tránh tình trạng khách hàng phải đi lại nhiều lần để sửa đổi bổ sung gây phiền toái. Tuy vậy, cán bộ tín dụng chỉ hướng dẫn chứ không làm thay cho khách hàng.

Bước 2: Rút ngắn thời gian thu thập thông tin đồng thời nâng cao chất

lượng thông tin. Hiệu quả của công tác tín dụng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thông tin. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nhanh nhạy trong việc tổ chức điều tra về khách hàng về tính trung thực của khách hàng. Thông tin phải được xử lý kịp thời,đầy đủ, chính xác.

Bước 3: Rút ngắn thời gian thẩm định xuống mức cho phép, giảm bớt các

khâu các bước không cần thiết.

Bước 4: Nếu quyết định cho vay cần phải tiến hành nhanh chóng ký hợp

Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay đảm bảo sử dụng đúng

mục đích. Trong quá trình triển khai dự án, ngân hàng cần thực hiện vai trò là người bạn, nhà tư vấn, hỗ trợ khách hàng.

Chất lượng thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết năng lực nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và những thông tin thu thập được. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần xây dựng phương pháp thẩm định khoa học áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm của từng dự án để từ đó đưa ra các quyết định chính xác nhất. Đối với cán bộ thẩm định phải biết cách xác định tính toán các chỉ tiêu cần thiết của dự án như NPV, IRR phải nắm được thông tin ở tầm vĩ mô và vi mô có liên quan đến dự án, phải có sự am hiểu về lĩnh vực đầu tư, phải biết cách phối hợp với các cơ quan chuyên môn để giải quyết các vướng mắc liên quan đến dự án.

Đối với nhiều dự án mang tính chất chuyên môn sâu vào một ngành nghề lĩnh vực cụ thể mà cán bộ tín dụng không thể nắm bắt thì ngân hàng cần mời các chuyên gia thuộc về các lĩnh vực đó tư vấn giúp. Có như thế việc thẩm định dự án mới đảm bảo được chất lượng từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w