tay nghề cũng như trình độ của đội ngũ lao động.
Nguồn nhân lực luôn là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, do đó, trong quá trình CNH - HĐH đất nước không thể không tính tới sự đóng góp của nguồn lực này.
Ở nước ta, dân số đông (khoảng 85 triệu người), tốc độ tăng dân số thuộc loại cao (1,8-2,2%), số người trong độ tuổi lao động lại nhiều (khoảng 45 triệu người trong đó số người có việc làm chỉ khoảng 35 triệu, phần còn lại là thất nghiệp) cho nên vấn đề giải quyết công ăn việc làm là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Trước đây, do nền sản xuất nước ta yếu kém, chưa tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Ngày nay, do sản xuất phát triển hơn trước đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng mở rộng đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, mở rộng phân công lao động trong nước cũng như phân công lao động quốc tế.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, cùng với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới phục vụ cho xuất khẩu, hàng vạn người lao động đã có việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập. Chẳng hạn ngành dệt may xuất khẩu đã thu hút được hàng vạn lao động vào làm.
Đối với lao động xuất khẩu, trong nhiều năm qua, nước ta đã đưa một số lượng lớn lao động ra nước ngoài. Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nêu rõ: “mở rộng việc đưa lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung”. Từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu lao động đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn người lao động. Nước ta có nguồn lao động lớn trong khi nhiều nước trên thế giới vẫn có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài thì việc mở rộng xuất khẩu lao động, thực hiện hoà nhập lao động Việt Nam vào thị trường lao động quốc tế là việc làm cần thiết. Trong nghị quyết Hội nghị
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Đảng và nhà nước ta có chủ trương: “mở rộng xuất khẩu lao động trên thị đã có và thị trường mới. Cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ xuất khẩu lao động trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước”.
Xuất khẩu lao động không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn tạo điều kiện cho lao động Việt Nam tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại và phong cách làm việc công nghiệp, có hiệu quả cao của các nước phát triển.
Nước ta có thuận lợi là lực lượng lao động dồi dào trong đó số người chưa có việc làm không phải là nhỏ, người lao động Việt Nam lại cần cù và có mặt bằng văn hóa không thấp. Nhưng chúng ta lại đang gặp khó khăn về chất lượng lao động. Nói chung, người lao động Việt Nam chưa có trình độ chuyên môn cao, hạn chế về mức độ lành nghề, chưa làm quen với những công nghệ tiên tiến, chưa có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động chưa cao, ít hiểu biết về pháp luật... Đây chính là vật cản lớn đối với quá trình công nghiệp hoá.
Việc mở rộng thị trường làm ăn với nước ngoài đồng thời cũng tạo điều kiện cho cán bộ, đội ngũ người lao động của ta học hỏi được kinh nghiệm, nghệ thuật kinh doanh, kỹ thuật lao động, trình độ quản lý không ngừng nâng cao. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình CNH - HĐH.