Tình hình kinh tế xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa (Trang 30)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo &PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA

2.1.3.1. Tình hình kinh tế xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng

kinh doanh Ngân hàng

Những năm qua, kinh tế cả nước tiếp tục trên đà tăng trưởng cao và ổn định, sản xuất công nghiệp có biến động do nhiều doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc dân thuận lợi, đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cho cả nước nhiều cơ hội phát triển kinh tế- xã hội toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,2%, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 41% GDP, một số lĩnh vực kết quả nổi bật: giá trị SX công nghiệp tăng 18% so với năm 2005, tổng thu ngân sách tăng 19%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 37 tỷ USD tăng 20%. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, trong những năm qua nền kinh tế cũng còn nhiều yếu kém: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, việc giải ngân các dự án lớn bị hạn chế, tham nhũng lãnh phí vẫn còn nghiêm trọng, dịch bệnh, thiên tai đã gây ra nhiều tổn thất lớn.

Chịu ảnh hưởng những biến động của nền kinh tế, kinh doanh tiền tệ tín dụng của các Ngân hàng cũng gặp phải không ít thách thức: Việc huy động vốn trên địa bàn có nhiều khó khăn do giá vàng trong nước biến động mạnh, cơn sốt chứng khoán bùng phát, các doanh nghiệp tranh thủ phát hành cổ phiếu để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó nhiều kênh huy động vốn mới được thành lập, các NHTM trong nước cạnh tranh gay gắt trong khi các Ngân hàng nước ngoài không ngừng mở rộng tầm với, thông qua nhiều dịch vụ đa dạng. Trong tổng dư nợ còn chứa đựng một khối lượng chậm luân chuyển tập trung ở một số dự án XDCB.

Tuy phải chịu sự tác động chung, nhưng hoạt động kinh doanh của NHNo Láng Hạ nói chung và NHNo Bách Khoa nói riêng vẫn ổn định và phát triển: Kinh doanh đa năng được mở rộng và có hiệu quả, tiếp nhận được các dự án đầu tư. Thực hiện tốt việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư tín dụng có chuyển biến rõ nét, kết quả tài chính tăng trưởng, đảm bảo thu nhập, vượt chỉ tiêu được giao. Công tác quản trị được ổn định và hoàn thiện theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w