Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương_ Hà Nộix (Trang 59 - 62)

NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

3.4.3Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam:

trích lập và sử dụng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro cho các ngân hàng, chi nhánh trực thuộc.

D_Nâng cao thông tin phòng ngừa rủi ro: Ngân hàng nhà nước cần có những chính sách và biện pháp tích cực sớm nâng cao chất lượng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, phục vụ hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong một biện pháp cần áp dụng ngay đó là áp dụng hệ thống thông tin bằng điện tử và có biện pháp bảo mật hiệu quả.

3.4.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Nam:

-Có sự chỉ đạo cụ thể về lãi suất trong toàn hệ thống tránh tình trạng các Chi nhánh trong hệ thống cạnh tranh không lành mạnh.

- Nên tập trung và làm đầu mối trong việc đi vay các tổ chức tín dụng khác không nên để các chi nhánh tự đi vay như hiện nay.

- Tiến hành quản lý rủi ro toàn diện.

- Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ theo định hướng rủi ro.

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, thường xuyên mở các lớp huấn luyện đào tạo nâng cao nghiệp vụ đặc biệt là những kiến thức về pháp luật và những kỹ năng nghiệp vụ.

- Thiết lập và cung cấp cho toàn hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng, các ngành kinh tế, dự án đầu tư để các Chi nhánh dễ dàng tiếp cận tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định trước khi cho vay.

- Thực hiện phân cấp uỷ quyền trong hoạt độ tín dụng một cách hợp lý nâng cao quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân và làm giảm áp lực công việc cho cán bộ quản lý.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.

Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả,an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kế toán tài chính, tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Do thời gian thực tập và điều kiện còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của giáo viên hướng dẫn là cô Cao Ý Nhi, cô đã giúp em hoàn thành bản báo cáo một cách tốt nhất. Và em cũng xin cảm ơn giám đốc và tập thể cán bộ của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt thực tập.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương_ Hà Nộix (Trang 59 - 62)