5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Tương quan giữa thanh toán hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu
Sau hơn 15 năm hoạt động, đặc biệt là 5 năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền ngoại thương đất nước, hoạt động thanh toán XNK của NHCTVN đã đạt những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, doanh số thanh toán xuất khẩu vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng doanh số.
Biểu số 2.3: Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu của NHCTVN
Đơn vị: tỷ USD
(Nguồn [2], [7] : Báo cáo thưòng niên và Báo cáo TK 15 năm KHĐN NHCTVN)
Theo số liệu trên ta có thể nhận thấy doanh số thanh toán xuất khẩu của NHCTVN mới chỉ đạt khoảng 60% doanh số thanh toán hàng nhập khẩu. Kết quả trên là do một số nguyên nhân như sau:
* Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Điều này có thể thể hiện rất rõ
thông qua biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt nam
(Nguồn[8],[9]:Báo cáo kim ngạch XNK của Bộ thương mạivà báo cáo của Tổng cục thống kê và hải quan từ 2003-2007 )
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm trước, vượt 3,8% kế hoạch năm và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Khoảng cách rất lớn về tốc độ tăng của nhập khẩu so với xuất khẩu đã đẩy nhập siêu lên một mức cao nhất từ trước đến nay (14,12 tỷ USD), gấp 2,8 lần của nhập siêu năm 2006 (là 5,06 tỷ USD) và gấp 12,4 lần của nhập siêu năm 2001 (là 1,12 tỷ USD).
- Với tình trạng nhập siêu kéo dài của đất nước, sự mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất khẩu và nhập khẩu không chỉ diễn ra ở Ngân hàng Công thương mà nó còn xảy ra với rất nhiều các NHTM khác.
Bảng số 2.3: Doanh số TT hàng XK và NK của một số NHTMVN Đơn vị: Tỷ USD
XK NK XK NK XK NK XK NK 2003 1,09 2,02 5,69 6,58 1,25 2,01 0,92 1,80 2004 1,55 2,49 6,97 9,41 1,30 2,58 1,10 2,02 2005 2,00 3,17 9,38 11,68 2,10 3,92 1,60 3,34 2006 2,64 3,70 12,70 10,10 3,20 6,26 2,04 4,04 2007 2,84 4,24 14,20 12,20 3,70 7,91 2,60 5,08
(Nguồn[1],[2],[3],[4],[5],[7] : Báo cáo thường niên của NHNN, NHNTVN, NHĐTVN, NHCTVN, NHNoNVN và các một số các NHTM Việt Nam khác)
Theo số liệu trên ta thấy rằng duy chỉ có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng duy trì được sự cân đối gữa thanh toán hàng xuất khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu còn Ngân hàng Đầu tư cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam doanh số thanh toán hàng xuất khẩu cũng chỉ đạt xấp xỉ 50% doanh số thanh toán hàng nhập khẩu. Hiện tượng này có thể tổng kết do các nguyên nhân sau:
+ Trước năm 1991, hầu hết các thanh toán xuất nhập khẩu trên toàn quốc đều phải tập trung qua Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam có một đội ngũ các khách hàng truyền thống có hoạt động thanh toán xuất khẩu với các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: dầu thô, gạo, cao su, cà phê...
+ Phát triển dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu có vai trò to lớn đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam. Ngoài những vai trò nói chung của hoạt động thanh toán quốc tế như đã đề cập đến ở chương I thì vai trò của thanh toán hàng xuất khẩu còn được thể hiện ở các mặt sau:
- Các NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu vay và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng.
- Các NHTM có thể mua lại ngoại tệ nhàn rỗi từ các khách hàng xuất khẩu. Điều này giúp cho NHTM rất nhiều trong việc chủ động quản lý nguồn ngoại tệ kinh doanh.
Trong giai đoạn nhập siêu như hiện nay thì việc chủ động được nguồn ngoại tệ cho mua bán và đáp ứng nhu cầu cho vay, thanh toán ngoại tệ của khách hàng là một vấn đề mà bất cứ NHTM nào cũng quan tâm và đặt làm mục tiêu chiến lược của mình. Như vậy, việc các NHTM chú trọng mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu là hiển nhiên và dễ hiểu. Điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này giữa các NHTM là rất gay gắt và khốc liệt.
•Mức độ cạnh tranh của dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu của NHCTVN
chưa cao nên mức độ tăng trưởng của dịch vụ này vẫn còn thấp.