Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và các giải pháp marketing trong cạnh tranh của công ty Sơn tổng hợp Hà Nội (Trang 41 - 42)

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt công ty muốn đứng vững được trên thị trường thì hệ thống ghi chép nội bộ của công ty không kém phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho người quản lý thị trường. Hệ thống ghi chép nội bộ của công ty được thực hiện hết sức sát sao. (Tình hình tiêu thụ của công ty được tổng kết từng tháng, quý, năm); Công ty đã thống kê danh sách khách hàng và các cửa hàng, các doanh nghiệp Nhà nước phân phối và tiêu thụ sơn của công ty .

- Bên cạnh đó, Các tình báo Marketing của công ty không chuyên cũng tiếp nhận thông tin một cách kịp thời để phòng sản xuất công ty nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Sau nhiều lần khảo sát thị trường công ty đã lựa chọn thị trường Đà Nẵng làm nơi đột phá và thử khả năng cạnh tranh của sơn tổng hợp làm tiền đề cho việc phát triển thị trường khác.

- Hỗ trợ quá trình Marketing: phải có các đề án mở rộng đúng phương hướng kịp thời trong thời gian tới.

- Tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ với khách hàng mới của công ty hiện nay đã thực sự với năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

* Các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh:

Thị trường hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều mặt hàng sơn với nhãn hiệu phong phú. Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội phải đối diện với nhiều cấp độ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh gồm cả doanh nghiệp Nhà nước liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu buôn bán sơn.

Nội

Hiện nay, các doanh nghiệp sơn có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn kinh doanh, biện pháp Marketing chuyên nghiệp và tâm lý “sính đồ ngoại” trong việc tiến hành các chiến dịch Marketing như: Quảng cáo, khuyến mãi, ... Các đối thủ cạnh tranh ra sức lôi kéo các đại lý bằng việc chi hoa hồng cao cho các đại lý của mình từ 8-10 % (hoặc hơn thế nữa) giá bán sản phẩm. Các hãng sơn liên doanh đưa ra nhiều món quà hấp dẫn (xe máy, quạt máy, tivi, vé đi du lịch nước ngoài), trong khi các doanh nghiệp sơn nội địa chưa thực hiện được điều đó. Mặc dù Nhà nước đã có nghị định chống cạnh tranh không lành mạnh nhưng nhiều hãng liên doanh có vốn nước ngoài vẫn “luồn lách” chơi “trò chơi” cạnh tranh này. Nhiều hãng sơn ngoại liên tục bán phá giá, khuyến mại, có những hãng thực hiện khuyễn mãi cả năm. Nhiều hãng liên tục bán phá giá để giữ khách hàng.

Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh trong ngành như sau:

- Doanh nghiệp trong nước bao gồm: công ty sơn Hà Nội, Sơn Hải Phòng (phía Bắc); Bạch Tuyết, Á Đông, Đồng Nai, Hải Âu,Liko ở (phía Nam). Bên cạnh đó còn hàng chục nhãn hiệu mới như KOVA, KIMSƠN, LIÊN HÙNG, TRƯỜNG HƯNG, ...

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : ICI paint, International paint, Nippon paint Việt Nam, TOA, DUTCHBOY, AKZONO BELL Việt Nam, Totonpaint, DENZO, AKZO Việt Nam, ...

- Ngoài ra còn một lượng lớn sơn nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Mỗi đối thủ cạnh tranh có một thế mạnh riêng mà công ty cần nắm bắt được càng nhiều càng tốt.

Mẫu phân tích đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và các giải pháp marketing trong cạnh tranh của công ty Sơn tổng hợp Hà Nội (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)