Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 83 - 87)

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng

3.3 xuất, kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan bộ ngành có liên quan

Kiến nghị với Nhà nước

Với tư cách là nhà lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhà nước đóng vai trò tạo lập ra môi trường kinh tế chính trị và xã hội. Muốn kinh tế phát triển ổn định, điều đầu tiên là nhà nước cần thiêt lập hành lang pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ nhưng không được quá phức tạp làm nền tảng. Cụ thể việc ban hành ra những chính sách đúng đắn, kịp thời ; việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý sao cho chặt chẽ, đầy đủ và thống nhất, việc sửa đổi bổ sung những điều luật không còn hợp thời gây phiền hà cho doanh nghiệp. Điều này sẽ là một trợ lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng yên tâm tiến hành hoạt động kinh doanh cho hiệu quả cao hơn góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, kinh tế Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế của các nước phát triển thì việc ban hành các văn bản hợp lý, kịp thời là một việc không phải đơn giản nhằm tránh những biến động bất thưởng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gây tổn hại cho ngân hàng, dễ gây ra sụp đổ của toàn thị trường.

Hiện nay minh bạch tài chính là một vấn đề cấp thiết của nền kinh tế Việt Nam. Chưa được như các nước phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp phải công bố các báo cáo tài chính được kiểm toán công khai trên các mạng thông tin, ngoài doanh nghiệp đã niêm yết thì doanh nghiệp Việt Nam chưa thấy được tầm quan trọng và ích lợi của việc minh bạch hoá thông tin doanh nghiệp.Do đó, Nhà nước nên bổ sung các khoản luật nhằm cưỡng bức các doanh nghiệp công bố thông tin tài chính, tinh hình hoạt động kinh doanh và những biến động trong doanh nghiệp mình nhằm tạo ra một môi trường kinh tế minh bạch, hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào, tạo điều kiện cung cấp thông tin một cách nhanh nhất cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng. Đó cũng là bước đầu để xây dựng một ngân hàng dữ liệu doanh nghiệp, làm đơn giản hoá việc thiết lập chỉ số trung bình ngành. Một lợi ích khác xuất phát từ minh bạch hoá tài chính doanh nghiệp là tạo động lực cho các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng trung thực hơn, đào thải những cá thể yếu kém và thiếu ý thức tôn ng pháp luật ra khỏi thị trường.

Về chế độ kế toán, thống kê và lập các báo cáo tài chính, bộ tài chính sau khi đã đưa ra một chuẩn mực thống nhất, hợp thông lệ quốc tế vẫn phải đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để doanh nghiệp có thể tuân thủ áp dụng theo đúng quy trình đã đề ra. Và sau đó đến lượt tổng cụ thống kê giữ vai trò thu thập thông tin để phối hợp cùng với cơ quan giám sát

thực hiện công tác thanh tra kiểm tra việc lập và gửi các báo cáo của doanh nghiệp.

Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước như cơ quan thuế, thanh tra, quản lý thị trường cố gắng hỗ trợ các ngân hàng bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp.Qua đó, các cơ quan chức năng sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý đối với thị trường.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Trung tâm thông tin tín dụng của Nhà Nước_ trung tâm CIC hiện nay là một kênh thông tin quan trọng cung cấp thông tin về mối quan hệ của khách hàng doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng. Nhờ có sự thống kê này mà các ngân hàng có thể xác định một cách chung nhất về uy tín của doanh nghiệp để có thể nhanh chóng thực hiện thao tác chấm điểm tín dụng. Sự nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm cũng là một sự hỗ trợ lớn cho các ngân hàng trong việc thu thập thông tin phân tích, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro. Một mặt, ngân hàng Nhà nước cần phải củng cố hơn nữa thông tin tín dụng. Mặt khác, CIC có thể mở rộng nguồn thông tin, bổ sung cả thông tin về mảng kinh tế và tài chính phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng.

Vấn đề nâng cấp hệ thống mạng thông tin phục vụ cho hoạt động của trung tâm lúc nào cũng là một trong những mục tiêu trọng tâm do tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin và lợi ích của việc lưu trữ thông tin. Mạng thông tin cần được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin ngay lập tức của cán bộ tín dụng. Vì vậy ngân hàng nhà nước nên sớm có chính sách đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở nhất là mạng lưới thông tin giữa các ngân hàng thành viên, từ đó nâng cao hiệu quả cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước tích cực hỗ trợ các NHTM trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, trình độ quản lý và việc xây dựng cơ sở hạ tầng

3.3.2Kiến nghị với các đối tượng có liên quan

Kiến nghị với các ngân hàng thương mại khác

Các ngân hàng thương mại cần có sự hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau trong việc cung cấp các số liệu nếu cần thiết. Nếu doanh nghiệp nào đã từng có quan hệ tín dụng với một ngân hàng và thể hiện một năng lực tài chính yếu kém, qua theo dõi thấy nguy cơ không trả nợ cao thì nên thông báo cho các ngân hàng khác biết để tránh những rủi ro không đáng có.

Kiến nghị với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về việc lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành thống nhất trong cả nước. Thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính. Tuân thủ quy định về minh bạch hoá tài chính, đảm bảo trung thực các thông tin cung cấp cho ngân hàng, có thái độ hợp tác tích cực, cung cấp tất cả những thông tin mà ngân hàng yêu câu. Điều này giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí, giảm được thời gian cho việc tìm kiếm và xác minh các thông tin phục vụ cho phân tích. Như vậy, ngân hàng giảm được chi phí, tăng lợi nhuận, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được khoản vay.

Kiến nghị với các công ty kiểm toán : Thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình, thực hiện kiểm toán thực chất chứ không chỉ dừng lại ở hình thức.

Hoạt động cho vay từ trước đến nay vẫn là hoạt động chính mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, là một trung gian tài chính thì mục tiêu hoạt động của ngân hàng không chỉ là sinh lời như các doanh nghiệp trong nền kinh tế mà còn bao gồm cả sự đảm bảo an toàn. Do đó, ngân hàng trong mọi công tác luôn luôn đi kèm với hoạt động phân tích để hạn chế rủi ro tối đa nhất có thể. Trong những biện pháp làm hạn chế rủi ro khi cho vay thì việc phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động này rất được chú trọng. Một khi ngân hàng có thể phân tích và đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng trả nợ của doanh nghiệp thì quyết định có cho vay hay không được đưa ra đúng đắn nhất. Vì vậy, chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp cần thiết không ngừng được nâng cao do yêu cầu ngày càng gắt gao của những điều kiện mới phát sinh. Việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay hợp lý, hạn chế được rủi ro.

Trong khoá luận này, ngoài những lý luận về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Quân đội cũng như những giải pháp cho ngân hàng để nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp cũng được nghiên cứu. Tuy nhiên, do kinh nghiệm và kiến thức hạn chế nên những nghiên cứu ban đầu trong khoá luận không tránh khỏi thiếu sót. Những bổ sung và góp ý của các thầy cô là những động viên lớn nhất cho em tiếp tục những nghiên cứu về sau về mảng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w