Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Longx (Trang 52 - 54)

THĂNG LONG

2.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

-Mô hình tín dụng mới qua thời gian áp dụng thử nghiệm tại 3 Chi nhánh, từ tháng 7/2006 đã được áp dụng chính thức trong toàn bộ hệ thống NH TMCP NT Việt Nam Để mô hình thực sự phát huy hiệu quả trong công tác tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, NH TMCP NT Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu để có những chỉnh sửa kịp thời và ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình tác nghiệp cũng như cách thức làm việc của các bộ phận có liên quan.

-Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Ngoại thương và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, NH TMCP NT Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro định hướng thông lệ quốc tế. Cụ thể:

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian vừa qua, nghiên cứu nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NH TMCP NT Việt Nam, từ đó có thể áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế

 Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hoá cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định GHTD trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp; xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.

- NH TMCP NT Việt Nam cần sớm xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin này được tập trung tại Hội sở chính, kết nối trực tuyến với các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ (LAN). Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Với trình độ công nghệ chưa đồng bộ giữa các ngân hàng như hiện nay thì NH TMCP NT có thể thiết kế những mẫu biểu thông tin riêng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ riêng của mình trong đó bám sát các nội dung khoa học chung của các vấn đề báo cáo và đặc biệt phải bám sát quy định chung của quốc tế. Mặt khác, hệ thống thông tin này lại còn phải phù hợp với các yêu cầu báo cáo chung của NHNN.

- Để nâng cao tính độc lập của bộ phận kiểm tra nội bộ tại các Chi nhánh NH TMCP NT cần phải tiến hành theo hướng tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Ban kiểm soát HĐQT và Phòng Kiểm tra nội bộ trung ương kết hợp với việc tăng cường tính chủ động của các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát ở chi nhánh qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo ngành dọc. Việc tăng cường mối quan hệ giữa Ban kiểm soát HĐQT và Phòng kiểm tra nội bộ cũng như nâng cao vai trò quản lý theo ngành dọc của khâu kiểm tra, kiểm soát có tác dụng làm tăng tính độc lập của bộ phận kiểm tra, kiểm soát ở các đơn vị thành viên do kết quả kiểm tra được báo cáo lên cả Giám đốc các đơn vị thành viên và Phòng kiểm tra nội bộ trung ương.

- NH TMCP NT Việt Nam cần tạo điều kiện cho các Chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng

nói riêng. Với sự ra đời của Trung tâm đào tạo, NH TMCP NT cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho các cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Longx (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w