3.1.1. Chủ trương phát triển DNN&V của Nhà nước
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về trợ giúp các DNN&V đã xác định mục tiêu: Phát triển DNN&V là một nhiệm vụ quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích tạo điều
kiện thuận lợi cho DNN&V phát huy tính chủ động sáng tạo, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khá, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
Chính sách trợ giúp đối với các DNN&V của Chính phủ được cụ thể hóa như sau:
Thứ nhất: là về hệ thống thể chế, chính sách: Chính phủ luôn coi việc xây dựng thể chế, chính sách là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của mình. Theo chương trình công tác năm 2006, Chính phủ phải trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trên 60 luật, pháp lệnh; Chính phủ phải thông qua trên 300 nghị định. Các văn bản đó quán triệt tư duy đổi mới, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, hướng về doanh nghiệp, phục vụ doanh nghiệp tốt hơn. Củng cố tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp để tiếp tục theo dõi, hướng dẫn thực hiện Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư là những luật liên quan trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Chính phủ đã giao cho các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ những quy định còn cản trở quyền tự do làm ăn theo pháp luật của doanh nghiệp, cũng như các thủ tục hành chính không cần thiết đang gây phiền hà cho sản xuất kinh doanh. (lược trích ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại hội nghị với doanh nghiệp ngày 09/02/2006)
Thứ hai, là chính sách khuyến khích đầu tư: Chính phủ trợ giúp đầu tư thông qua các biện pháp tài chính, tín dụng và khuyến khích góp vốn đầu tư vào các DNN&V
Thứ ba: là thành lập Qũy tín dụng DNN&V để bảo lãnh cho các DNN&V khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của các tổ chức tín
dụng. Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án tổ chức và quy chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V trình Thủ tướng Chính phủ.
Thứ tư, là chính sách về thị trường và cạnh tranh. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện chương trình như đào tạo, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, tổ chức lại hệ thống nghiên cứu khoa học, công nghệ đưa khoa học, công nghệ và sản xuất kinh doanh.
Các DNN&V được tạo điều kiện để tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả, được trợ giúp về giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị; ưu tiên đặt hàng và các đơn đặt hàng theo hạn ngạch phân bổ…
Thứ năm: là chính sách về xúc tiến xuất khẩu: các DNN&V được trợ giúp một phần chi phí kiểm soát, trao đổi hợp tác, tham dự hội chợ, triển lãm, tìm hiểu thị trường nước ngoài thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Thứ sáu: là đào tạo nguồn nhân lực: Chính phủ trợ giúp kinh phí để tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực cho các DNN&V thông qua chương trình đào tạo giúp đào tạo. Trong 5 năm tới, Chính phủ sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, trước hết là đào tạo nghề cho người lao động, nhằm xây dựng một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, năng động sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển DNN&V trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Chính phủ còn khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước trợ giúp các DNN&V trong đào tạo nguồn nhân lực. Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải biết tự tổ chức đào tạo, phải đề ra yêu cầu các cơ sở đào tạo cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và trình độ người lao động.