Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 40 - 41)

I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY 1 Quá trình xây dựng và trưởng thành

2.2.Doanh số thu nợ

2. Thực trạng tín dụng đối với làng nghề tại NHCT Hà Tây

2.2.Doanh số thu nợ

Chỉ tiêu doanh số thu nợ phản ánh số tiền cho vay mà ngân hàng rút từ lưu thông về, nó là số nợ gốc cho vay đã đến hạn phải trả mà ngân hàng đã thu được. Doanh số thu nợ đối với khu vực làng nghề ở NHCT Hà Tây thời kỳ 2000 - 2002 thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Doanh số thu nợ đối với làng nghề tại NHCT Hà Tây thời kỳ 2000 - 200

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Tổng Ngắn hạn Trun g hạn Tổng Ngắn hạn Trun g hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Hộ 39.840 38.950 1.250 46.746 45.483 1.263 51.507 48.546 2.961 Cơ sở 9.206 6.998 2.208 11.949 9.080 2.869 18.524 16.635 1.889 Tổng 49.046 45.588 3.458 58.695 54.563 4.132 70.031 65.181 4.850

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Phòng kinh doanh NHCT Hà Tây )

Qua bảng trên ta thấy doanh số thu nợ đối với làng nghề của NHCT Hà Tây thời kỳ 2000 - 2002 luôn tăng. Năm 2001, doanh số thu nợ là 58.695 triệu đồng, tăng 9.649 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng 19,67%. Năm 2002, doanh số thu nợ đạt 70.013 triệu đồng, tăng 11.336 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 19,31%. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ Ngân hàng đã thu hồi được nợ vay, đồng thời cũng cho thấy các khoản tín dụng đối với làng nghề có chất lượng tốt.

Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm đa số trong tổng doanh số thu nợ, tỷ lệ thu nợ ngắn hạn chiếm trên 90% trên tổng doanh số thu nợ qua các năm. Điều này là hợp lý do doanh số cho vay và dư nợ đối với làng nghề chủ yếu là ngắn hạn. Các món vay ngắn hạn được trả hầu hết trong năm, chỉ có một số khoản vay do rơi vào thời điểm cuối năm nên việc thu nợ lùi sang năm sau. Doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ lệ không lớn nhưng vẫn tăng và ổn định.

Doanh số thu nợ đối với cơ sở tăng mạnh vào năm 2002 ( tăng 55% so với năm 2001) là do doanh số cho vay đối với cơ sở năm 2002 có mức tăng trưởng cao ( tăng 59,6% so với năm 2001). Doanh số thu nợ đối với các hộ cũng tăng

trưởng ổn định qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng phát triển, các hộ và cơ sở làm ăn hiệu quả và có lãi, đồng thời cũng chứng tỏ khả năng mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với làng nghề trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 40 - 41)