Đầu tư đổi mới cơ sở vật chất của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Nghệ An (Trang 39 - 41)

- Rủi ro trong quá trình mở thư tín dụng:

3.1.2.Đầu tư đổi mới cơ sở vật chất của Ngân hàng.

taị NHCTNA

3.1.2.Đầu tư đổi mới cơ sở vật chất của Ngân hàng.

Cơ sở vật chất là phương tiện để ngân hàng thực hiện các hoạt động, cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất bao gồm nhà cửa, trang thiết bị máy móc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin...

Sản phẩm dịch vụ cũng như các sản phẩm nói chung, chất lượng của nó phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, trang thiêt bị. Một ngân hàng với trụ sở khang trang, rộng rãi sẽ tạo niềm tin, ấn tượng tốt cho khách hàng, cho đối tác, đặc biệt là khách hàng và đối tác nước ngoài. Một ngân hàng với một hệ thống thông tin, truyền tin kịp thời, an toàn, chính xác là hết sức cần thiết và ảnh hưởng rất lớn đền chất lượng dịch vụ. Đặc trưng quan trọng của hoạt động ngân hàng là chủ yếu liên quan đến tiền tệ, thực hiện dịch vụ chủ yếu là trung gian cho khách hàng, trong hoạt động liên quan đến rất nhiều khách hàng, đối tác nên yêu cầu kịp thời, an toàn, chính xác rất cao. Đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng với vai trò là câù nối giữa khách hàng và đối tác nước ngoài với khách hàng và đối tác trong nước, là những người cách xa nhau về địa lý, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, thói quen làm lại càng cần thiết hơn.

Do đó ngân hàng cần thiết phải đầu tư đổi mới cơ sở vật chất theo hướng tiếp cận các công nghệ mới, hiện đại. Ngân hàng có thể thực hiện theo các hướng:

+ Trích lập quĩ đầu tư phát triển và sử dụng các quĩ này một cách hợp lý, hiệu quả.

+ Đẩy mạnh phong trào thi đua nghiên cứu, áp dụng các sáng kiến về công nghệ hàng trong hoạt động ngân hàng. Có các khuyến khích vật chất cho những cán bộ, công nhân viên có thành tích trong việc sáng kiến, áp dụng các công nghệ ngân hàng mới.

3.1.3.Tiếp tục nghiên cứu đa dạng hoá các hình thức L/C.

Hiện nay, Ngân hàng tuy đã áp dụng khá đa dạng và tương đối đầy đủ các hình thức L/C, nhưng việc các khách hàng có sử không mới là điều quan trọng. Hầu hết các khách hàng còn lạ lẫm và không có bộ phận chuyên trách về các dịch vụ này nên nhu câù từ phía khách hàng gần như không có. Vì vậy để việc áp dụng các hình thức L/C có hiệu quả, ngân hàng ngoài việc phải hoàn thiện các hình thức L/C mà còn phải tạo cho khách hàng cảm giác

tin tưởng và dễ hiểu về sản phẩm của mình, từ đó thu hút khách hàng đến với các dịch vụ của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Nghệ An (Trang 39 - 41)