Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Côngx (Trang 76 - 79)

- Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng:

2. Nợ cho vay bắt buộc bảo lãnh 4.61 1.18 1.11 1.2 1

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần nhanh chóng bổ sung và sửa đổi một số nội dung để hoàn thiện quy trình tín dụng nhằm áp dụng một cách khoa học, thống nhất, toàn diện trong toàn bộ hệ thống cũng như ban hành những hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay của Ngân hàng Nhà nước.

- Cải cách hệ thống thông tin báo cáo tín dụng: hệ thống này được xây dựng trong giai đoạn chưa có sự chuẩn bị chi tiết về quản lí rủi ro tín dụng. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro việc thiết kế hệ thống thông tin sẽ phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm và năng lực của ngân hàng. Nguyên tắc khi thiết kế hệ thống thông tin báo cáo tín dụng cần thực hiện như sau:

+ Thiết kế thông tin phải dựa vào nhu cầu, hạn mức tín dụng; thông tin được lưu trữ theo cơ sở: hệ thống giới hạn tín dụng, hạn mức tín dụng; thông tin được lưu trữ theo thời gian để phục vụ phân tích; có sự phân định rõ giữa người cập nhập thông tin và người sử dụng/truy cập thông tin, trong đó việc cập nhật chỉ thực hiện tại một đầu mối.

+ Để hoạt động hiệu quả, phải tiến hành tập huấn, trên cơ sở hướng dẫn bằng văn bản, về định nghĩa cũng như cách thức vào số liệu hệ thống cho toàn bộ bộ máy tín dụng. Với trình độ hiện nay, ngân hàng có thể áp dụng hệ thống báo cáo trực tuyến (online).

- Tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động quản lí rủi ro tín dụng: Điều này giúp ngân hàng phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp kịp thời, hữu hiệu để xử lý kịp thời từ đó giảm thấp những khoản nợ tồn đọng và hạ thấp tổn thất thiệt hại trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Vấn đề này liên quan đến vai trò giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản

trị, bộ phận kiểm tra nội bộ và Công ty kiểm toán. Định kỳ yêu cầu các chi nhánh phải cung cấp thông tin về tình hình tín dụng của chi nhánh, xử lý nghiêm khắc những chi nhánh có biểu hiện muốn che dấu thông tin, ảnh hưởng đến sự an toàn của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về quản lý và điều hành chính sách tín dụng, quản lý rủi ro... cho cán bộ nhân viên thuộc các chi nhánh, để họ có thể nâng cao trình độ, hạn chế những sai sót không đáng có.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Đây không còn là một vấn đề mới nữa nhưng vẫn thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều chuyên gia tài chính trong và ngoài nước. Hoạt động tín dụng trong môi trường kinh tế còn nhiều biến động như Việt Nam còn chứa đựng nhiều rủi ro. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tìm ra những biện pháp thích hợp để quản lý và hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, với đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công”, Khóa luận tốt nghiệp đã đề cập đến những vấn đề sau:

Người thực hiện đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và rủi ro tín dụng bao gồm: Khái niệm, các loại hình và các nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Đồng thời, người thực hiện nghiên cứu thực trạng về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công với các số liệu phân tích từ 2003 đến 2007 để qua đó tìm hiểu những kết quả đã đạt được và những hạn chế của Chi nhánh trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, người thực hiện đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công với mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng với phương châm “Hiệu quả, an toàn, bền vững”.

Mong rằng bài Khóa luận tốt nghiệp này sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc tăng cường quản lý rủi ro tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công cũng như quá trình làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Côngx (Trang 76 - 79)