I-XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP ÔTÔ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cao su An Dương (Trang 39 - 42)

II. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP ÔTÔ Ở VIỆT NAM.

4. Quảng cáo và xúc tiến bán( xúc tiến hỗn hợp)

I-XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP ÔTÔ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI:

THỜI GIAN TỚI:

Nhu cầu săm lốp ôtô trong mấy năm vừa qua đều tăng lên nhanh chóng do lượng xe nhập khẩu trong nước tăng lên.Với chủ trương nội địa hoá ôtô ,nhà nước khuyến khích sản xuất lắp đặt ôtô trong nước nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước .Tính đến tháng 9-năm 1996 cả nước ta đã có 14 liên doanh sản xuất ,lắp giáp ôtô, hợp tác với nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới như: Ford, Toyota,Honda...với sản lượng thiết kế lên tới 155.000 xe/1năm Trong năm 1996 đã có 7 liên doanh đi vào hoạt động cung cấp ra thị trường 26 mẫu ôtô khác nhau như: xe du lịch, xe vận tải, xe Citybus.... đến nay 14 liên doanh này đã đi vào hoạt động với hàng trục ngàn xe mỗi năm được cung cấp ra thị trường và như vậy ngay nhu cầu săm lốp ôtô sản xuất của các liên doanh trong nước đã khá lớn , bởi mỗi xe xuất xưởng dòi hỏi ít nhất 4 bộ săm lốp Theo dự báo nhu cầu ôtô ở Việt nam năm 2002 là 59.000 chiếc, năm 2005 là 88.000 chiếc ,nhiều chuyên gia cho rằng đến năm 2005 con sốnày sẽ là 105.000 chiếc va biến động theo sự phát triển của nền kinh tế.Nhu cầu ôtô tăng lên kéo theo nhu cầu ôtô săm lốp ôtô tăng lên với tốc độ nhanh hơn nhu cầu ôtô .Mức tăng trung bình săm lốp ôtô mỗi năm từ 70-90 ngàn bộ săm lốp/năm. Như vậy đến năm 2002 săm lốp sấp xỉ 900.000 bộ và xu hướng gia tăng được phản ánh qua biểu sau:

Biểu hình 12: Biểu xu hướng nhu cầu săm lốp ôtô

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1999 2000 2001 2002 2003

Như vậy chúng ta có thể thấy nhu cầu về săm lốp ôtô hiện nay là rất lớn và

có xu hướng tăng nhanh qua các năm ,tạo nên một thị trường rất hấp dẫn và tăng trưởng nhanh .Đây thực sự là cơ hội lớn với tiềm năng thị trường rồi rào cho cac doanh nghiệp sản xuất ,chế biến cao su ở Việt nam. Song đây cũng là

42 thách thức khi các công ty trong nước chỉ đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu săm lốp ôtô và phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại.

II-QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚIVÀ PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI:

1-Quan điểm đổi mới:

1.1.Quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước:

Việt Nam sau hơn 50 năm (1945-2000)phát triển theo con đườngXHCN và hơn 15 năm đổi mới (1986- nay) đã đạt được những thành tụ đáng kể khích lệ. Qua kì họp nghị quyết IV- Ban chấp hành TW Đảng và Đại Hội đại biểu toàn Quốc lần thứ VIII của đảng đã tổng kết 15 nămđổi mới chuyển từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội sau:

-Tổng sản phẩm trong nước (GDP): 8,2% trong đó sản xuất công nghiệp 13,3%, nông nghiệp 4,5%, kim nghạch xuất khẩu 20% kim nghạch nhập khẩu 22% các nghành dịch vụ 12%, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 50%.

-Quy mô đầu tư và phát triển toàn xã hội(năm 1991-2000): ước tính tổng số vốn đầu tư 18 tỉ USD . trong đó phần nhà nước chiếm 43%, còn của nhân dân 30%, đầu tư trực tiếp của nước ngoài 27%...

Với những thành tựu đã đạt được trong 15 năm đổi mới kể trên Nhà nước ta đã đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế trong 5 năm tới(2001-2006) như sau:

Một là: thực hiền đồng thời ba mục tiêu kinh tế : đẩy mạnh công nghiệp hoá với nhịp độ tăng trưởng cao bền vững và có hiệu quả, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, chuẩn bị các tiêu đề cho bước phát triển cao hơn sau 2006.

Hai là: trực tiếp thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành

phần, hoàn thiệ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Ba là: kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và công

bằng xã hội.

Bốn là: kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh.

Năm là: kết hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng kinh tế

khác.

1.2. Quan điểm đổi mới của công ty:

Cùng với sự phát triển của đất nước và phương hướng kế hoạch của nhà nước trong nhiều năm tới, công ty cao su An Dương cũng đã đề ra một số mục tiêu để phát triển trong những năm tiếp theo:

Do đặc điểm Công ty là một doanh nghiệp trách nhiêm hữu hạn, đã tồn tại và phát triển trên 10 năm, cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Nhưng đứng trước một sự cố mạnh mẽ của nhà nước cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, sự đầu tư của nước ngoài, cũng như các quan hệ giữa các nước ASEAN đã đòi hỏi và buộc công ty có hướng đổi mới trong những năm tới trên cơ sở " tất cả cho thị trường ".

Trên quan điểm: con người là yếu tố quyết định, nên lãnh đạo công ty đã tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, đặc biệt chọn lựa và đầo tạo những đội ngũ cán bộ chủ chốt, những con nhười năng động, có tại cùng đồng lòng phấn đấu vì lợi ích của công ty. Phan tích tình hình cụ thể, thực tế của doanh nghiệp và trong từng thời kỳ nhất định công ty đề ra những đối sách thích hợp và tổ chức thực hiện nhưng đối sách đó.

Trong các tổ chức đoàn thể,phát huy sức mạnh của tập thể bằng việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm hoàn thạnh và đặt vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra trong sản xuất kinh doanh của công ty.

Do thị trường với đặc điểm vốn có của nó là luôn biến động và cạnh tranh khốc liệt, nên công ty luôn coi trọng thị trường là yếu tố hàng đầu:"Tất

cả cho thị trường " là khẩu hiệu hoạt động của công ty trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó, công ty đã đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới như sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2003 1 2 3 4 Tổng số các khoản nộp ngân sách Giá trị tổng sản lượng Tổng doanh thu tiêu thụ Sản lượng hiện vật: -Lốp ôtô Triệu đồng --- 1000 chiếc 6.054 1047830 1085000 50

Biểu hình 19: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003

2-Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới:

- Công ty phải chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, trong dố chủ yếu là nghiên cứu khách hàng, coi khách hàng là vị trí trung tâm trong mọi hoạt động của công ty. Ngoài ra gắn công tác khoa học, kĩ thuật với sản xuất, nắm bắt về nhu cầu , thị hiếu, chất lượng để tập chung nghiên cứu sản xuất những mặt hàng cao su mà khách hàng ưa thích; cầu thị và lắng nghe ý kiến của khách hàng. Tổ chức hạch toán kinh tế triệt để và toàn diện. Qua hạch toán: từ phân tích lỗ lãi mà biết thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời điều chỉnh những sai sót trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; đặc biệt trong lĩnh vực bảo toàn và phát triển nguồn vốn, từ đó đầu tư thêm và sử dụng tốt các trang thiết bị, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt lao động, cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên, sử dụng chính sách tiền lương, thưởng một cách hợp lý. Khuyến khích vật chất cho người lao động, từ đó tạo nên sức mạnh cho công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng phù hợp nhu cầu thị trường, làm

44 tăng thêm uy tín của công ty để tạo thêm sức mạnh cạnh tranh. Công ty từng bước thay đổi cơ cấu sản phẩm, tập trung chuyên sản xuất một loại sản phẩm mũi nhọn nhất định. Nó giúp cho công ty sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn và với số lượng lớn hơn.

Với phương hướng của công ty trong thời gian tới, đòi hỏi công ty phải khách hàngông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm, phải năng động sáng tạo nhậy bén trong kinh doanh, khách hàngông ngừng khai thác và mở rộng thêm thị trường, đấp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Qua đó đòi hỏi công ty xác định một phương hướng phát triển đúng đắn, lấy phương trâm"khách hàng là thượng đế"và "khách hàng luôn luôn

đúng"để làm tiền đề cho sự phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cao su An Dương (Trang 39 - 42)