CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
2.3.2 Những kết quả đã đạt được
2.3.2.1 Xây dựng quy trình quy chế
Với đặc thù hoạt động của Công ty nên ngay từ khi mới thành lập Công ty đã tiến hành xây dựng quy trình quy chế đối với từng nghiệp vụ hoạt động và thường xuyên bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình phát triển của ngành cũng như của nền kinh tế. Vì thế trong quá trình thẩm định dự án các khâu, các giai đoạn đều được thực hiện theo một trình tự nhất định nhằm đảm bảo tính hệ thống, chặt chẽ, tránh được các thiếu xót
khi thực hiện dự án. Cán bộ thẩm định dự án khi tiếp nhận hồ sơ phải tuân theo cá quy trình thẩm định. Các dự án đầu tư được giám sát việc tuân thủ quy trình bởi phòng Kiểm soát nội bộ về các thủ tục cần thiết trình duyệt Công ty. Việc kiểm soát này được tiến hành định kỳ và báo cáo thường xuyên lên Ban lãnh đạo Công ty để theo dõi để đưa ra những phương án giải quyết kịp thời.
Về cơ bản quy trình quy chế hiện tại đã giúp đảm bảo khá tốt mọi hoạt động của Công ty trong hệ thống, tuy nhiên quy trình quy chế cần phải tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh mới
2.3.2.2 Thành lập bộ phận chuyên trách để thẩm định các hoạt động đầu tư
Việc thành lập các phòng ban chức năng là rất cần thiết khi mà các dự án ngày càng nhiều, quy mô các dự án ngày càng được mở rộng. Với Công ty Tài chính Công nghiêp Tàu thủy hoạt động đầu tư là mũi nhọn thúc đẩy phát triển của Công ty vì thế việc phân chia và thành lập các phòng ban chức năng liên quan đến thẩm định dự án sẽ hạn chế bớt các rủi ro trong hoạt động đầu tư. Trong những năm hoạt động, Công ty đã từng bước nghiên cứu để có thể đầu tư một cách hiệu quả cao.
2.3.2.3 Công tác thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu
Về công tác thu thâp, xử lý và lưu trữ thông tin đều được Công ty thực hiện theo tiêu chuẩn chung của Công ty. Việc thu thập, xử lý thông tin đã được các cán bộ thẩm định quan tâm sao cho đáp ứng được các yêu cầu đặt ra là chính xác, đầy đủ và kịp thời. Mọi hồ sơ nghiên cứu các dự án đã và đang thực hiện thẩm định đều được lưu trữ cẩn mật bằng cả file cứng và file mềm trên máy tính sắp xếp theo trình tự thời gian nhằm đáp phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin trong việc nghiên cứu các dự án
2.3.2.4 VFC đã thực hiện có hiệu quả nhiều dự án đầu tư
Trong 7 năm hoạt động, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy dần khẳng định là một tổ chức tài chính hoạt động tốt trên thị trường tài chính Việt Nam, xây dựng được một thương hiệu mạnh trong tập đoàn cũng như
trong số các Công ty tài chính hiện nay tại Việt Nam. Năm 2007 là năm Công ty đã đạt được rất nhiều thành công trong hoạt động tài chính của mình, với mức vốn điều lệ là 1023 tỷ đồng Công ty đã đạt lợi nhuận trước thuế 192 tỷ đồng, hoạt động đầu tư dự án trong và ngoài Tập đoàn cũng phát triển mạnh mẽ. Có rất nhiều chủ đầu tư đã tìm đến Công ty với mong muốn hợp tác góp vốn đầu tư, tài trợ, tư vấn phát triển dự án… Đồng thời là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong Tập đoàn nên Công ty cũng có nhiều thuận lợi ưu đãi có thể tiếp cận với các dự án của ngành. Tính đến này Công ty đã thực hiện đầu tư nhiều dự án trong các lĩnh vực ngành Tàu thủy như: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy CNTT Dung Quất, Dự án đầu tư đóng mới tàu chở dầu thô 100.000 DWT, Dự án nâng cao năng lực đóng tàu 70.000 T, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Cam Ranh, Dự án xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp động cơ Diezel tại khu CNTT An Hồng, Dự án xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm tại cụm CNTT Cái Lân - Quảng Ninh… Đồng thời Công ty cũng đảm bảo hiệu quả danh mục đầu tư của mình theo yêu cầu của Công ty cũng như Tập đoàn
2.3.2.5 Giới thiệu thẩm định tài chính dự án vận tải dầu thô của Công ty X
Giới thiệu khái quát về dự án
- Tên dự án: Dự án vận tại dầu thô - Chủ đầu tư: Công ty X
- Mục đích đầu tư
Thành lập đội vận tải dầu với khả năng hoạt động tốt, đảm bảo an toàn, hiệu quả, giá cước cạnh tranh trong vận chuyển dầu thô phục vụ cho các nhà máy lọc dầu cũng như vận chuyển dầu thô xuất khẩu của Việt Nam với lượng tối đa. Đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, tầm vóc của Việt Nam trong công tác vận chuyển dầu thô. Trước mắt tập trung phát triển vận tải dầu thô, các sản phẩm dầu khí khác của nước ta, tiếp đó khi hoạt động tốt sẽ hướng đội tàu vào hoạt động vận tải quốc tế.
Đội vận tải dầu thông qua hoạt động vận chuyển dầu và các sản phẩm khác sẽ dần tiếp thu được những kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ cần thiết, các kiến thực về hoạt động hàng hải, quản lý… góp phần phát triển vào ngành Công nghiệp Tàu thủy, ngành Công nghiệp dầu khí và nền kinh tế Việt Nam
Các nội dung thẩm định dự án
Đầu tư đóng một tàu chở dầu thô 2 thân, 2 đáy từ 8 – 10 tuổi có trọng tải 80.000 – 100.000 DWT đạt tiêu chuẩn quốc tế
Tổng mức đầu tư: 35,5 triệu USD bao gồm - Chi phí đóng tàu: 35 triệu USD
- Vốn lưu động: 0.5 triệu USD Cơ cấu vốn đầu tư
- Bằng ngoại tệ: 35 triệu USD - Bằng VNĐ: 8.055 triệu đồng Nguồn vốn
- Vốn Tập đoàn cấp: 12 triệu USD
- Vốn góp của Công ty X: 5 triệu USD, 8.055 triệu đồng
- Vốn vay của VFC và của các tổ chức tín dụng khác: 18 triệu USD Hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự vận hành đông thời thuê các chuyên gia tư vấn và chuyên gia vận hành.
- Thời gian thực hiện dự án: Năm 2004 Vòng đời dự án là: 16 năm
- Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án
Tàu chở dầu thô nằm trong danh sách một loại tầu biển. Do đó phải chịu sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của những luật, những quy định như đối với các loại tầu biển khác. Kết quả của công tác thẩm định sơ bộ cho thấy việc chọn loại tàu 8 – 10 tuổi trọng tải 80.000 – 100.000 tấn với các trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ là hợp lý. Các điều kiện này đảm bảo cho tầu hoạt động tốt trên tất cả các đoạn hành trình của tầu trong suốt vòng đời
của dự án, đồng thời nó cũng đáp ứng được các quy định, yêu cầu khắt khe của Tổ chức hàng hải quốc tế ( IMO) về độ an toàn khi vận hành, đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời tiếp cận được các công nghệ hiện đại, phương thức kỹ thuật tiên tiến của ngành hàng hải
- Thẩm định về phương diện kinh tế của dự án
+ Về lợi ích kinh tế - xã hội của dự án: Ở Việt Nam hiện nay nhu cầu về lượng tầu chở dầu thô cho các nhà máy lọc dầu là rất lớn. Hàng năm các Công ty vẫn thuê thêm nhiều tầu chở dầu thô từ nước ngoài để phục vụ cho các nhu cầu chuyên chở của mình, hơn nữa cho phí cho việc thuê tầu chuyên chở của nước ngoài lại rất cao ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế các ngành liên quan nói riêng cũng như nền kinh tế đất nước nói chung. Vì thế việc đóng mới cũng như mua để tăng thêm số lượng tàu chở dầu thô, tàu
chuyên chở không những đáp ứng được nhu cầu vận tài dầu thô trong nước mà còn tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của ngành vận tải biển Việt Nam, mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho nền kinh tế quốc dân
+ Về thị trường của dự án: Trước những nhu cầu lớn, tính ổn định cao thị trường của dự án rất phát triển trong tương lai. Việc phát triển đội chở dầu thô trước mắt sẽ phục vụ cho nhu cầu vận chuyển dầu thô ở trong nước, tập trung vào các khu vực mỏ dầu, nhà máy lọc dầu. Sau đó khi thị trường đã dần đi vào ổn định, kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình thực hiện dự án thì thị trường sẽ ngày càng được mở rộng cả trong nước và quốc tế. Có thể nói thị trường đối với dự án này là rất lớn, thuận lợi cho sự phát triển và đảm bảo sự hoạt động liên tục của tầu trong suốt dự án. Qua thực tế thời gian hoạt động của dự án, chiếc tầu mới đóng được đưa vào hoạt động đã tham gia vận tải dầu thô xuất khẩu từ Việt Nam, ngoài ra còn tham gia vào việc vận chuyển quốc té thông qua việc chuyên chở cho một số khách hàng lớn nước ngoài như Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Úc… đảm bảo sử dụng hết công suất của mình phục vụ nhu cầu của thị trường
+ Về tổ chức quản lý sản xuất, lao động, nhân sự của dự án: Dự án được đánh giá là khả thi với phương án thuê đội ngũ thuyền viên, công tác quản lý điều hành về kỹ thuật nước ngoài có trình đô, kinh nghiệm chuyên môn tốt, đáp ứng được các phương tiện, kỹ thuật hiện đại trên tầu. Qua quá trình hoạt động, triển khai dự án khi nhu cầu tăng lên số đầu tầu sẽ được tăng dần lên cùng với việc đào tạo được những nguồn nhân lực tốt để thay thế cho những công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm. Việc đầu tư để đào tạo cho các nguồn nhân lực này cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, trình đọ chuyên môn cho đội tầu Việt Nam, nâng cao tầm vóc cũng như sự đảm bảo uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Thẩm định tài chính dự án
Thời điểm thẩm định, dự án được đánh giá có hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu tài chính sau:
Dòng tiền dự án qua các năm
Đơn vị : USD
Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận thuần Khấu hao Trả nợ gốc
Năm 1 13.154.400 11.389.317 1.323.812 3.800.000 1.800.000 Năm 2 13.154.400 11.202.246 1.646.116 3.800.000 1.800.000 Năm 3 15.157.440 11.617.577 2.654.897 3.800.000 1.800.000 Năm 4 15.157.440 11.430.986 2.533.989 3.800.000 1.800.000 Năm 5 15.157.440 11.310.455 2.615.950 3.800.000 1.800.000 Năm 6 15.157.440 11.246.485 2.659.449 3.800.000 1.800.000 Năm 7 15.157.440 11.069.485 2.779.878 3.800.000 1.800.000 Năm 8 15.157.440 11.017.943 2.814.858 3.800.000 1.800.000 Năm 9 15.157.440 10.828.323 2.943.800 3.800.000 1.800.000 Năm 10 15.157.440 10.707.792 3.025.761 3.800.000 1.800.000 Năm 11 15.157.440 6.846.341 5.651.547 Năm 12 15.157.440 6.804.220 5.680.190 Năm 13 15.157.440 6.893.310 5.619.608 Năm 14 15.157.440 6.838.159 5.657.111 Năm 15 15.157.440 6.855.128 5.645.572 Năm 16 15.157.440 6.933.708 5.592.138 NPV 9.536.837