Định giá khoản vay:

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 27 - 29)

4. Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.

4.4.3. Định giá khoản vay:

Định giá khoản vay là một công cụ vô cùng quan trọng trong tiến trình quản trị rủi ro tín dụng khi quyết định cho vay đã được đưa ra. Thông thường thu nhập mà một khoản vay mang lại cho ngân hàng gồm có: tiền lãi vay, phí…Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù rủi ro của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao thì phần bù rủi ro càng lớn. Lãi suất cũng phụ thuộc vào thời hạn của món vay, giá trị khoản vay (thông thường lãi suất đối với các khoản vay nhỏ thường cao hơn đối với các khoản vay lớn do chi phí quản lý cao), giá trị và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo…

Trên giác độ thị trường, lãi suất là giá cả của khoản vay, phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường tại thời điểm vay, vào mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng. Vì cạnh tranh, một số ngân hàng

phải chấp nhận một mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến phần bù rủi ro. Việc cạnh tranh như vậy trong dài hạn sẽ làm giảm suất sinh lời của ngân hàng và tăng tính rủi ro của hoạt động tín dụng.

Thực tế không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể xác định được chính xác các chi phí hoạt động nên nhiều ngân hàng áp dụng phương pháp định giá theo lãi suất cơ sở (bao gồm lợi nhuận cận biên, chi phí quản lý và hoạt động). Lãi suất của từng khoản vay được tính bằng lãi suất cơ sở + phần bù rủi ro tín dụng + phần bù rủi ro kỳ hạn hay chính bằng lãi suất cơ sở + chi phí tăng thêm.

Nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng mức phần bù rủi ro tín dụng tùy theo mức độ đánh giá rủi ro tín dụng của doanh nghiệp như sau:

Mức độ rủi ro Phần bù rủi ro (%)

Không 0.00

Thấp 0.25

Trung bình 0.5

Cần chú ý 1.5

Dưới tiêu chuẩn 2.5

Đáng ngờ 5.00

Lãi suất được tính đầy đủ buộc doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, tạo ra suất sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng thì mới có lợi nhuận. Song, việc áp dụng toàn bộ mức rủi ro đối với khách hàng có chất lượng tín dụng thấp không phải là biện pháp hay vì khi đó buộc ngân hàng phải thực hiện một chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn với ít cơ hội thành công để thanh toán một khoản lãi vay cao, đồng thời làm mất đi cơ hội tiếp cận vốn vay của ngân hàng đối với các khách hàng có mức độ rủi ro thấp hơn. Ngân hàng quy định lãi suất cao để bù rủi ro cho mình. Nhưng lại làm cho mức độ rủi ro tín dụng tăng lên vì những khách hàng không kinh doanh mạo hiểm không tiếp cận được vốn của ngân hàng. Vì vậy, tùy thuộc vào chính

sách của mình, ngân hàng có thể xác định lãi suất với phần bù rủi ro thấp đi kèm với chế độ sàng lọc khách hàng chặt chẽ để cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w