Những thiếu sót trong việc thực hiện chính sách dân tộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc pptx (Trang 65 - 70)

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Để thực hiện tốt quyền bình đẳng và quyền tự quyết, cần phải đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, các quốc gia Đoàn

2.2.2. Những thiếu sót trong việc thực hiện chính sách dân tộc

Hiện nay về cơ bản vùng dân tộc và miền núi tỉnh Ninh Thuận vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn

Về kinh tế: Vùng dân tộc và miền núi phát triển còn chậm, chưa đồng đều giữa các vùng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển hàng hóa mới chỉ là bước đầu. ở khu vực III còn chưa thoát khỏi tính tự túc tự cấp, trình độ canh tác còn lạc hậu, năng suất và sản lượng đạt thấp. Trong nông nghiệp trồng trọt là chủ yếu, 85% diện tích canh tác phụ thuộc vào thiên nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đáng kể. Về chăn nuôi còn phân tán, chăn thả tự nhiên, chưa hình thành những trang trại chăn nuôi lớn. Đàn gia súc có phát triển về số lượng nhưng chất lượng thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công tác qui hoạch đồng cỏ, qui hoạch vùng để phát triển chăn nuôi chưa được thực hiện dẫn đến tình trạng vào mùa khô thiếu thức ăn, nước uống... Việc thực hiện cơ cấu kinh tế nông lâm kết hợp chưa được chú trọng. Chưa qui hoạch chi tiết cây trồng, vật nuôi, việc quản lý đất đai ở các xã miền núi chưa chặt chẽ. Từ đó một số người miền xuôi lợi dụng lên miền núi mở trang trại để phát triển chăn nuôi không đúng qui hoạch. Việc giao rừng khoán quản cho đồng bào các dân tộc tại chỗ thực hiện chưa tốt, chưa gắn được việc giao rừng chăm sóc bảo vệ với nghề rừng. Tình trạng đốt nương làm rẫy ở một số nơi vẫn còn tái diễn.

Những năm qua đã có sự quan tâm đầu tư cho miền núi khá lớn, tính tất cả các chương trình, dự án Trung ương và địa phương đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi mỗi năm trên 22 tỷ đồng (chưa kể các công trình lớn trên 100 tỷ đồng như công trình hồ Tân Giang, hồ Sông Sắt, quốc lộ 27B...) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của vùng dân tộc và miền núi. Một số công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, trụ sở, trạm xá,

trường học chất lượng kém và không phát huy hiệu quả. Một số công trình giao thông được nâng cấp tu sửa nhưng vẫn còn bị ách tắc vào mùa mưa. Công tác định canh định cư chưa phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào. Lưới điện quốc gia đã về 100% xã miền núi, nhưng nhiều hộ vẫn chưa có điện sinh hoạt do điều kiện dân cư phân tán, chưa có chính sách hợp lý để hỗ trợ cho đồng bào. Đầu tư cho dân tộc và miền núi nhiều nhưng hiệu quả không cao, còn nôn nóng áp đặt.

Đối với đồng bào Chăm kinh tế tuy có phát triển nhưng còn chậm, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có thực hiện nhưng còn tự phát, một số diện tích sản xuất còn dựa vào nước trời nên năng suất đạt thấp. Trên hệ thống thủy lợi sông Lu, sông Quao, những nơi thường xảy ra lũ lụt gây ngập úng chưa được khắc phục, làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa của các xã Phước Hữu, Phước Hậu, Phước Thái... Một số công trình kết cấu hạ tầng mang lại hiệu quả thấp do chất lượng các công trình kém. Việc cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất có được quan tâm nhưng thời gian cho vay còn ngắn, số tiền ít và thủ tục còn phiền hà. Tình trạng sang nhượng ruộng đất trái phép trong đồng bào đang tiếp diễn, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn chưa được quan tâm củng cố để chuyển đổi theo Luật hợp tác xã mới. Hàng thổ cẩm tuy có tiêu thụ được nhưng thị trường không ổn định.

Về văn hóa, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc và miền núi tuy có được nâng lên so với năm 1992 nhưng vẫn còn thấp. Số hộ nghèo đói tuy có giảm nhưng vẫn còn cao tới 63,1%, vẫn còn tình trạng đói giáp hạt, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt thiếu thốn, còn 76% số hộ ở trong những căn nhà vách đất. Đời sống tinh thần còn đơn điệu, mức hưởng thụ văn hóa còn thấp, các điều kiện tiếp cận với phim ảnh, sách báo, truyền thanh, truyền hình còn rất hạn chế. Một số tập tục lạc hậu tốn kém tiền của, công sức và thời gian của đồng bào chưa được xóa bỏ. Bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc có hiện tượng bị xói mòn. Thanh niên hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc mình chưa nhiều.

Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc ở khu vực III còn thấp, nạn mù chữ và tái mù còn nhiều. Tỷ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi hàng năm đạt từ 85 - 90% nhưng duy trì đến cuối năm học chỉ còn 55%. Số lượng học sinh cấp 3 là dân tộc RagLai còn quá ít.

Mạng lưới y tế các xã dân tộc và miền núi nhất là ở khu vực III còn yếu, dụng cụ y tế, thuốc men không đảm bảo. Trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao, các dịch bệnh nhất là sốt rét vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.

Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng: ở các xã thuộc khu vực III đảng viên tuy đông nhưng chưa mạnh, đảng viên mù chữ chiếm 18,2%, trình độ và năng lực chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới. Đối với dân tộc Chăm tỷ lệ phát triển đảng viên ở thôn xã, trong cán bộ công chức còn quá ít, nhất là đảng viên nữ, có những đơn vị không phát triển được đảng viên nào như cơ quan Ban biên soạn chữ Chăm, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm.

Đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận vừa thiếu về số lượng vừa yếu kém về chất lượng. Đó cũng là tình trạng chung của cả nước, theo Trịnh Quang Cảnh

Trình độ học vấn Tổng số trong cả nước Dân tộc Kinh (số người) Dân tộc thiểu số (số người) Tỷ lệ so với dân tộc Kinh Tỷ lệ so với dân tộc thiểu số Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 1.145.447 1.072.789 72.658 2,26% 0,85% Tốt nghiệp đại học, 629.245 617.774 11.471 1,36% 0,13%

cao đẳng

Tốt nghiệp trên đại học 9.173 9.047 126 0,019% 0,001%

So với số dân của từng dân tộc thiểu số, số người tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trên đại học ở các dân tộc thì dân tộc Tày là 0,3%, dân tộc Mường là 0,7%, dân tộc Dao là 0,1%, dân tộc H’mông là 0,06%... Và còn 10 dân tộc chưa có người qua bậc đại học là: Xin mun, Churu, La hủ, Lự, Phà Thẻn, Cống, Brâu, Si la, Pu Péo, Rơ măm [6, tr. 41].

ở Ninh Thuận cũng có tình trạng không đồng đều giữa các dân tộc. Dân tộc Chăm số người có trình độ trên đại học là 4 người, trong khi đó các dân tộc khác không có, trình độ cao đẳng đại học ở người Chăm cũng cao hơn hẳn so với các dân tộc khác.

Về tình hình an ninh chính trị: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc và miền núi vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Việc truyền đạo trái phép ngày càng phát triển theo chiều hướng đa dạng với nhiều hình thức tinh vi. Nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn chưa ngăn chặn triệt để. Một số người ở miền xuôi vì lợi ích cá nhân lên làm ăn kinh doanh buôn bán chưa hiểu nhiều về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc miền núi, chưa thông hiểu về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đối với các dân tộc, xảy ra tình trạng lợi dụng sự cả tin của đồng bào để mua đất canh tác ở những nơi tốt, thuận tiện đường giao thông, chủ động nước với giá rẻ. Một số hộ lên miền núi thành lập trang trại chăn nuôi bò làm hư hại nhiều nương rẫy của đồng bào.

Từ 1992 đến nay trong vùng Chăm vẫn còn xảy ra một số vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào. Có vụ việc gây mất trật tự kéo dài. Một số người từ nước ngoài tăng cường quan hệ với bà con Chăm với các vị chức sắc, tôn giáo quyên tiền gửi về xây mới thánh đường. Có người lợi dụng về thăm thân nhân đi truyền đạo Tin lành. Một

số nơi có tình hình bà con Chăm bị lôi kéo từ bỏ phong tục tập quán và bản sắc văn hóa truyền thống của mình đi theo tôn giáo khác. Hiện nay theo Công giáo và Tin lành trên 700 người. Đây là những diễn biến mới trong đồng bào Chăm cần phải được kịp thời giáo dục phê phán để đồng bào xác định đúng thái độ của mình trước tình hình phức tạp đó.

Nguyên nhân của những thiếu sót trên xuất phát từ nhận thức về tính đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền và các cơ quan Nhà nước các cấp chưa sâu sắc. Chưa thật sự coi trọng sự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi là một bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước. Còn một số ban ngành chưa thật sự coi nhiệm vụ chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngành mình. Từ đó sự lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc còn nhiều lúng túng và chồng chéo.

Đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi trong những năm qua khá lớn nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Việc hướng dẫn cách làm ăn cho đồng bào theo phương thức mới còn hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong đồng bào dân tộc còn yếu, công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số làm chưa tốt nhất là đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật và quản lý nhà nước. Chưa có chính sách thỏa đáng để khuyến khích động viên cán bộ người Kinh lên công tác ổn định lâu dài ở vùng dân tộc và miền núi.

Trong đồng bào dân tộc thiểu số nhất là trong đồng bào Chăm, tôn giáo tồn tại nhiều nghi lễ quá phức tạp và tốn kém tiền của công sức của đồng bào, mặc dù sau giải phóng được cải tiến nhiều nay có chiều hướng phục hồi trở lại. Bên cạnh đó thì có những bất đồng trong nội bộ các vị chức sắc trong cùng một tôn giáo hoặc giữa tôn giáo này với tôn giáo khác có lúc gay gắt nhưng chưa hòa giải được. Do đó trong bà con rất

lo lắng nhưng không dám nói và đó cũng là nguyên nhân làm cho một bộ phận thanh niên phản ứng lại, bỏ đạo truyền thống theo tôn giáo khác. Tình hình này diễn biến ngày càng sâu sắc nhưng các vị chức sắc trong các tôn giáo, các vị bô lão, nhân sĩ trong các làng Chăm còn lúng túng chưa tìm cách tháo gỡ để giảm bớt gánh nặng cho bà con.

ý thức tự vươn lên của cấp ủy, chính quyền cơ sở và đồng bào dân tộc chưa cao còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước và cấp trên.

Những điểm nêu trên là những tồn tại cần sớm khắc phục trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc pptx (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)