Tổ chức công tác kế toán.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp Xây dựng số 4 – Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp (Trang 29 - 35)

II. BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 4.

2.3. Tổ chức công tác kế toán.

* Chế độ kế toán áp dụng: Xí nghiệp Xây dựng số 4 áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

* Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. * Kỳ kế toán: Quý.

* Cơ sở hạch toán: Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam theo phương pháp giá gốc.

* Các chính sách kế toán áp dụng:

- Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền:

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận và lập báo cáo theo đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam và phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.

- Hạch toán ngoại tệ:

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, chi phí được áp dụng theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Các nghiệp vụ khác bằng ngoại tệ được quy đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Tiền và công nợ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được quy đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng co Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày lập Báo cáo tài chính.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị hàng tồn kho bao gồm giá mua cộng với chi phí vận chuyển, chi phí thu mua...Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá thực tế cho từng loại sản phẩm theo từng đợt mua (giá thực tế đích danh).

- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay và chi phí khác

Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”.

Chi phí trả trước được vốn hoá để phân bổ dần vào chi phí SXKD, bao gồm chi phí cho mua sắm dụng cụ, thiết bị quản lý, chi phí cho các dự án.

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ:

TSCĐ của Xí nghiệp được hạch toán theo 3 chỉ tiêu: nguyên giá, khấu hao luỹ kế, và GTCL.

Nguyên giá của TSCĐ được xác định là toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được khấu hao theo thời gian sử dụng ước tính, theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Thời gian khấu hao được tính theo khung thời gian khấu hao theo quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Khung thời gian khấu hao TSCĐ.

STT Nhóm tài sản Thời gian khấu hao

(năm)

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 6 – 50

2 Máy móc thiết bị 5 - 15

3 Phương tiện vận tải 10

4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 - 5

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Những khoản chi phí chưa chi nhưng được tính để ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ, bao gồm: lãi tiền vay vốn huy động được tính trên số tiền dư cho vay và lãi suất huy động tại thời điểm của từng đối tượng.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả Các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận thoả mãn các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.

Các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chêch lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng ghi trên sổ kế toán. Bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kì kế toán.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

Doanh thu của các hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được, tức là doanh thu được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hoá đơn đã lập. Kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính đáng tin cậy theo phương pháp đánh giá phần công việc đã hoàn thành.

- Các nghĩa vụ về thuế:

Xí nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác đinh trên cơ sở thu nhập chịu thuế, tỷ lệ thuế TNDN trong năm là 28%. Chi phí thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời khấu trừ, số chênh lệch talj thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN. Không bù trừ chi phí thuế TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN hoãn lại.

* Hình thức ghi sổ kế toán:

Xí nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký chung ghi sổ kế toán.

 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt

- Sổ Cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung có thể được minh hoạ theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung hoặc sổ Nhật ký đặc biệt, đồng thời ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên Sổ Nhật kí chung để ghi vào Sổ Cái theo các TK kế toán phù hợp.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký chung

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

Đối với Sổ Nhật ký đặc biệt, định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp từng Sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu ghi vào các TK phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều Sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Xí nghiệp sử dụng Sổ Nhật ký thu tiền, Sổ Nhật ký chi tiền . Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi vào Sổ Nhật ký đặc biệt thì không được ghi vào Sổ Nhật ký chung.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Nhằm đơn giản hóa công việc kế toán, Xí nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán AC-NET của Bộ Xây dựng. Phần mềm kế toán mà Xí nghiệp đang sử dụng được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ như sau:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào Sổ Cái các TK và các Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo trung thực, chính xác theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết và các Báo cáo tài chính được in ra giấy và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp Xây dựng số 4 – Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w