Một đồ thị G=(V,E) được gọi là một tô pô phân cụm (cluster topo) nếu mọi thành phần liên thông của G là một đồ thị đầy đủ. Đồ thị G cũng được gọi là một p-phân cụm (p-cluster) nếu nó là 1 tô pô phân cụm với p thành phần liên thông hoặc tương đương nếu nó là phép toán hợp các đỉnh rời khỏi mạng của p phân cụm, tham khảo thêm trong [15].
23
Trong chương trình mô phỏng, với dạng đồ thị này sử dụng 3 mô hình phân cụm đó là :
- Klđể phân kích cỡ cụm. - Đồ thị ngẫu nhiên Gl,1/2. - Đồ thị ngẫu nhiên Gl,1/5.
Kích thước của các phân cụm ở trong mô hình này là l=100.
Như vậy, trong chương này chúng tôi đã trình bày khái niệm cơ bản về lý thuyết đồ thị và các dạng đồ thị mạng được sử dụng chung cho mạng ngang hàng cũng như cho mạng ngang hàng thuần túy.
24
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM ĐÃ ĐỀ
XUẤT TRƯỚC ĐÂY
Tìm kiếm là một chức năng chính của mạng ngang hàng chia sẻ tài nguyên. Một trong nhưng vấn đề phổ biến nhất với những người dùng mạng ngang hàng đó là sử dụng lượng thời gian đáng kể cho việc tìm kiếm tài nguyên, nguyên nhân là do người dùng thường không tìm thấy tài nguyên mà họ cần. Thậm chí khi họ tìm thấy những tài nguyên họ cần, họ phải gửi truy vấn trở lại tới các tài nguyên giống thế trong các nguồn khác khi các nút từ xa ngắt kết nối khỏi mạng. Như vậy cần một phương pháp tìm kiếm mà tiết kiệm thời gian, tìm kiếm được tài nguyên cần thiết, và hoạt động tốt trong các môi trường mạng không ổn định, phức tạp. Mô hình mạng mà khóa luận chúng tôi nghiên cứu là mô hình mạng ngang hàng thuần túy và phương pháp tìm kiếm như đã trình bày ở trên là sử dụng phương pháp phát tràn (flooding). Ngoài phương pháp phát tràn ra, cũng có phương pháp tìm kiếm khác được sử dụng cho mô hình mạng loại này, đó là phương pháp dịch chuyển ngẫu nhiên (random walk). Vì những phương pháp tìm kiếm đơn lẻ này có những ưu điểm, nhược điểm riêng và với nhu cầu để có được phương pháp tốt hơn nên đã có nhiều đề xuất cải tiến hoặc kết hợp giữa các giải thuật này. Trong chương này, chúng tôi trình bày chi tiết về từng phương pháp.