Cách tính lương theo sản phẩm (lương kế hoạch)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang (Trang 54 - 59)

- Hệ số: Mức lương thực hiện từ 01/01/

1.2.2. Cách tính lương theo sản phẩm (lương kế hoạch)

Để tính tiền lương kế hoạch thì giữa tháng căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của tháng trước Ban giám đốc sẽ quyết định tỉ lệ phần trăm tiền lương cho các đơn vị bộ phận hưởng bằng đơn giá tiền lương. Các đơn vị dựa vào đơn giá được hưởng này trước hết tiến hành tính quỹ lương cho đơn vị mình thông qua công thức sau:

∑QL = ∑LĐ ⋅ ĐGTH

Trong đó:

∑QL: Tổng quỹ lương ∑LĐ: Tổng số lao động

ĐGTH: Đơn giá thực hiện do Công ty giao theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch. Số lao động tháng 6/2003của:

+ Văn phòng công ty là: 41 người (là do 1 nữ nhân viên nghỉ hộ sản nên tiền lương nghị định cơ quan BHXH trả còn tiền lương kế hoạch thì không có do tiền lương này tính theo sản phẩm.)

+ Nhà nghỉ An Hải Sơn là 17 người (mảng Du Lịch).

+ Nhà máy chế biến xuất khẩu VI là 10 người (mảng Thương Mại)

- Văn phòng công ty hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch nên đơn giá lương thực hiện là 1634.343đ

- Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nên đơn giá thực hiện là 900.000đ

- Nhà nghỉ An Hải Sơn chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nên đơn giá thực hiện là 834.964đ

Ta có quỹ lương tháng 6/2003. + Văn phòng công ty:

∑QL = 41 x 1.634.344 = 67.008.100 đồng

+ Nhà nghỉ An Hải Sơn:

∑QL = 17 x 834.965 = 14.194.400 đồng + Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI: ∑QL = 10 x 900.000 = 9.000.000 đồng

Mà tiền lương Nghị Định đã lãnh đợt I là: + Văn phòng công ty là 32.384.300 đồng + Nhà nghỉ An Hải Sơn là 7.772.000 đồng

+ Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI là 5.843.500 đồng

Vì vậy ta có lương theo sản phẩm (lương kế hoạch) theo công thức:

∑LKH = ∑QL − ∑LTG

+ Văn phòng công ty

∑LKH = 67.008.100 - 32.384.300 = 34.623.800 đồng + Nhà nghỉ An Hải Sơn

∑LKH = 14.134.400 - 7.772.000 = 6.422.400 đồng + Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI

∑LKH = 11.000.000 - 5.843.500 = 3.156.500 đồng Sau khi có tổng lương kế hoạch ta tính đơn giá tiền lương cho đơn vị theo công thức sau:

ĐGTL = ∑ LKH

∑NCTHS

ĐGTL: Đơn giá tiền lương kế hoạch

∑LKH: Tổng tiền lương kế hoạch của đơn vị ∑NCTHS: Tổng ngày công theo hệ số của đơn vị

∑NCTHS = ∑(HSTN ⋅ ĐTĐ ⋅ NC) HSTN: Hệ số trách nhiệm

ĐTĐ: Điểm thi đua NC: Ngày công

Ta có: tổng ngày công theo hệ số ở + Văn phòng công ty:

∑NCTHS = 2.178,8 ( Do điểm thi đua tính theo hệ số 1) + Nhà nghỉ An Hải Sơn:

∑NCTHS = 31.367

+ Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI

Đồng thời ở Công ty còn có các khoản phụ cấp để phụ cấp thêm của Công ty đối với các cán bộ quản lý cấp cao trong Công ty theo trách nhiệm công việc họ đảm nhận. Có ba khoản phụ cấp ứng với số tiền cụ thể như sau:

+ Phụ cấp 600.000 đồng: dành cho Giám Đốc Công ty

+ Phụ cấp 400.000 đồng: dành cho các Phó Giám Đốc Công ty, các Trưởng phòng, các Giám Đốc đơn vị trực thuộc.

+ Phụ cấp 200.000 đồng: dành cho các Phó phòng, các Phó Giám Đốc đơn vị trực thuộc, tổ trưởng kế toán. Các khoản phụ cấp này không tính vào quỹ lương của đơn vị mà sẽ do Văn phòng công ty phân bổ xuống để trả, khi hạch toán sẽ đưa vào chi phí quản lý (TK 642) ở Văn phòng công ty

Từ số liệu trên ta có đơn giá tiền lương kế hoạch của: + Văn phòng công ty:

34.623.800 - 4.600.000 ĐGTL = ĐGTL = 2.178,8 = 13.780 đồng + Nhà nghỉ An Hải Sơn 6.422.400 - 400.000 ĐGTL = 31.367

+ Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI 3.556.500 - 400.000

ĐGTL =

21.970

= 192 đồng

= 143,67 đồng

Có được đơn giá tiền lương ta tính lương cho cán bộ nhân viên Công ty theo công thức:

LKH = NCTHS ⋅ ĐGTL + Phụ cấp (nếu có)

Từ công thức trên ta tính được tiền lương kế hoạch tháng 6/2003 như sau: * Ở Văn phòng công ty:

Kế toán trưởng (4 ⋅ 1 ⋅ 26) ⋅ 13.780 + 400.000 = 1.833.120 đồng Phó phòng kế toán (3 ⋅ 1 ⋅ 26) ⋅ 13.780 +200.000 = 1.274.840 đồng * Ở nhà nghỉ An Hải Sơn Giám đốc đơn vị [(3,5 ⋅ 50 ⋅ 28) ⋅ 192] + 400.000 = 1.340.800 đồng Nhân viên Trần Mỹ Dung

(1,2 ⋅ 50 ⋅ 28) ⋅ 192 = 322.560 đồng * Ở nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI

Giám đốc đơn vị .

[(3,5 ⋅ 50 ⋅ 26) ⋅ 143,67] + 400.000 = 1.053.713 đồng Nhân viên Dương Thanh Tuấn

(1,4 ⋅ 50 ⋅ 26) ⋅ 143,67 = 261.485 đồng Như vậy tiền lương thực lãnh cả hai đợt của:

Kế toán trưởng Văn phòng công ty. 1.252.800 + 1.833.120 = 3.085.920 đồng.

Phó phòng kế toán Văn phòng công ty. 872.900 + 1.274.840 = 2.147.740 đồng.

Ngoài ra ta chú ý thêm rằng việc tính lương ở hai đợt theo thời gian và theo sản phẩm của Công ty là không có sự trùng nhau giữa tiền lương làm thêm và tiền lương theo sản phẩm mặc dù ngày công này đều được lấy ở bảng chấm công. Nếu khi tính lương Nghị Định đã tính tiền lương làm thêm rồi thì

ở lương kế hoạch ngày công chỉ tính là 26 ngày. Và hiện nay Công ty thường tính ngày công làm thêm vào lương kế hoạch.

Như vậy tiền lương theo kế hoạch ở Công ty áp dụng đúng theo công thức tính ở trên, đơn giá chỉ tăng theo đúng với chỉ tiêu được giao. Đối với những tháng hoạt động tốt đạt được doanh thu lợi nhuận rất cao nhưng tiền lương chỉ phân bổ tương đương với chỉ tiêu chứ không tăng quá mức, đồng thời cũng không có tiền thưởng thêm. Bởi vì do tính chất ngành nghề lĩnh vực hoạt động của Công ty là theo mùa như mùa thu hoạch lúa (đối với mảng Thương mại) và mùa Vía Bà, các dịp lễ (đối với mảng Du Lịch), thì trong các mùa đó doanh thu lơi nhuận sẽ rất cao nhưng vào các tháng không phải là mùa

thì doanh thu lợi nhuận rất thấp có khi bị lỗ (đối với mảng Du Lịch) và có tháng hầu như không hoạt động sản xuất chế biến (đối với Thương mại). Những tháng như thế này thì Công ty không thể không phát lương kế hoạch ( lương theo sản phẩm) cho họ. Vì vậy khi đạt được lợi nhuận cao Công ty sẽ giữ lại phần lợi nhuận tăng này dùng để trả lương cho những tháng không có sản xuất, không có lợi nhuận này. Đồng thời do mảng Thương mại luôn hoạt động có hiệu quả nên khi không có sản xuất thì tiền lương kế hoạch vẫn được

ưu tiên hưởng đơn giá với tỉ lệ hoàn thành kế hoạch là 100%.

Bên cạnh đó ở Công ty đối với khối Nhà hàng do tiêu chuẩn về thức ăn là ngon, đẹp, phong phú, sang trọng. Nên yêu cầu về công việc nấu ăn đòi hỏi rất cao mà đơn vị vẫn chưa có đầu bếp giỏi. Vì vậy đối với các kỹ thuật bếp này Công ty áp dụng lương khoán để trả cho họ. Điều đặc biệt ở đây lương khoán là dài hạn, có tính lương Nghị Định theo hệ số lương và tiền

Định đợt một theo cách tính lương như các nhân viên khác. Nhưng đến kỳ hai trả lương theo sản phẩm thì họ không nhận lương theo cách tính này mà nhận lương theo công thức sau:

TLII = LK - TLI

Sau đâylà cách tính lương của kỹ thuật bếp tháng 6/2003 của nhà hàng Đông Xuyên – Long Xuyên.

+ Đầu tháng nhận lương đợt 1 (lương Nghị Định)

ST T T Họ và Tên HSL T.Tiền PC CV PC TN Độc hại Thêm giờ Làm đêm Truy lương

1 Lê Minh Tâm 1,6 464000 58000 522000

2 Phạm Hoàng Việt 1,42 411800 58000 469800

3 Lê Minh Trí 1,42 411800 58000 469800

Tổng

+ Giữa tháng khi các nhân viên khác nhận lương đợt 2 (lương kế hoạch) thì các đầu bếp này cũng nhận lương đợt 2 là phần lương còn lại.

STT Họ và Tên Lương BQ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w