Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6 (Trang 78 - 83)

Sau một thời gian tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập tại trường ĐH KTQD, em xin trình bày một số ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn hiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty như sau:

3.2.1. Kiến nghị về chứng từ kế toán

Về công tác luân chuyển chứng từ

Hiện nay, thời gian hoàn chứng từ của các đội xây dựng tại công ty được quy định: nộp vào cuối tháng, quý. Tuy nhiên, để giảm bớt khối lượng công việc kế toán cuối tháng, quý đảm bảo cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, hạn chế những sai sót trong quá trình tổng hợp, xử lý thông tin kế toán, công ty cần có quy định yêu cầu các đội trưởng định kỳ phải tiến hành gửi các chứng từ và tài liệu lên phòng Tài chính- Kế toán để đảm bảo số liệu được cập nhật thường xuyên liên tục, công việc được dàn đều trong tháng và xử lý thông tin một các chính xác. Ví dụ: Quy định cứ 10 ngày phải gửi số liệu chứng tài lên phòng Tài chính- Kế toán một lần, đồng thời quy định thời gian gửi chứng từ trong tháng này chậm nhất là đến 5 ngày đầu tháng sau.

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

Về công tác tập hợp chứng từ

Tại các đội xây dựng, kế toán đội nên tiến hành quản lý các chứng từ gốc theo tính chất tổng hợp để tránh mất mát, thất lạc giúp cho công tác tập hợp chứng từ trở nên khoa học và dễ kiểm soát.

Công ty nên tách riêng thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình; không nên đưa tất cả các công trình, hạng mục công trình vào bảng chung sẽ khiến công tác quản lý dễ dàng hơn.

Công ty quản lý giá trị của NVL thông qua các chứng từ gốc chính là các hóa đơn GTGT nên việc luân chuyển, kiểm tra và lưu trữ hóa đơn là việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy, đối với mỗi lần phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí xây lắp trực tiếp, kế toán nên tiến hành lập Bảng tập hợp chứng từ để có thể dễ dàng quản lý hơn vì mỗi lần hoàn ứng số lượng chứng từ tương đối nhiều.

Bảng tập hợp chứng từ là một bảng kê các hóa đơn chứng từ gốc có liên quan đến chi phí sản xuất tại công trình. Bảng tập hợp chi phí sản xuất được phân loại theo chi phí sản xuất; phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí đã giúp cho việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ, số liệu chính xác và nhanh chóng.

Biểu 2.25 - Bảng tập hợp chứng từ

TẬP HỢP CHỨNG TỪ CÔNG TRÌNH PHẦN THÂN THÁP MỸ ĐÌNH (QUỐC OANH)

Tháng 08/2007

Số Ngày Nội dung DT chưa thuế Thuế GTGT Tổng cộng I. Vật tư 771.652.006 38.624.003 622.157.009

043560 20/07/07 Bêtông 199.104.762 9.955.238 209.060.000

009821 10/07/07 Que hàn 782.400 78.240 860.640

009680 27/07/07 Que hàn 745.600 74.560 820.160

009694 02/08/07 Đinh 7cm 700.000 35.000 735.000

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

846863 23/08/07 Thép các loại 570.319.244 28.515.965 598.835.209

II. Chi phí chung 8.096.000 650.300 8.746.300

002710 04/08/07 Lưới an toàn 3.960.000 396.000 4.356.000 036580 06/08/07 Photo 1.500.000 1.500.000 033486 16/08/07 Văn phòng phẩm 2.450.000 245.000 2.695.000 066492 29/08/07 Mouse VPP 186.000 9.300 195.300 Cộng 779.748.006 39274.303 630.903.309 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên)

Hiện nay công ty lập một bảng chi phí và giá thành sản phẩm để theo dõi cho toàn bộ các công trình, hạng mục công trình được thi công trong quý. Việc lập bảng chi phí và giá thành sản phẩm như vậy giúp theo dõi tổng thể giá trị thi công hoàn thành của Công ty, tuy nhiên chưa phù hợp với hình thức chứng từ thẻ tính giá thành theo chế độ kế toán hiện hành.

Vì vậy, ngoài bảng chi phí và giá thành sản phẩm, Công ty nên lập thêm thẻ tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình được thực hiện trong quý

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Biểu 2.26 - Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

Tháng 06 năm 2007

Tên công trình: Phần thân tháp Mỹ Đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá thành sản phẩm hoàn thành Tổng số Theo khoản mục chi phí

NVLTT NCTT MTC SXC

1. CP SXKDDD đầu kỳ 232.915.654 88.562.465 56.562.133 35.154.644 52.636.412

2. CP SXKD phát sinh trong kỳ 8.245.377.432 6.944.853.730 783.277.803 434.757.000 82.488.899 3. Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành 4.016.944.227 3.066.875.044 529.594.530 336.929.542 83.545.111

4. CP SXKDDD cuối kỳ 4.461.348.859 3.966.541.151 310.245.406 132.982.102 51.580.200

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2007

Người lập biểu

Chuyên đề thực tập

3.2.2. Kiến nghị về hệ thống tài khoản

Công ty nên tách riêng chi phí nhân công trực tiếp đối với công nhân thuộc biên chế và công nhân thuê ngoài để có thể theo dõi tốt hơn và tuân thủ đúng quy định kế toán hiện hành.

Thứ nhất, kế toán tại Công ty nên chi tiết TK 334 – “Phải trả người lao động” thành 2 tiểu khoản:

TK 3341 – “Phải trả công nhân viên” để hạch toán tiền lương cho các công nhân viên thuộc biên chế của công ty.

TK 3348 – “Phải trả người lao động khác” để hạch toán tiền lương cho các công nhân thuê ngoài.

Thứ hai, kế toán Công ty nên chi tiết TK 623- “Chi phí sử dụng máy thi công” thành nhiều tiểu khoản cấp 2 như:

TK 6231- “Chi phí nhân công” TK 6232 – “Chi phí vật liệu”

TK 6233 – “Chi phí dụng cụ sản xuất” TK 6234 – “Chi phí khấu hao máy thi công” TK 6237 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6328 – “Chi phí bằng tiền khác”

3.2.3. Kiến nghị về sổ kế toán và báo cáo kế toán

Do hình thức kế toán áp dụng ở công ty là sử dụng phần mền kế toán nên phần lớn hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán của công ty được lập bằng máy vi tính. Do đó chất lượng của sổ kế toán và báo cáo kế toán phụ thuộc phần nhiều vào phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng.

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

Như ta đã biết việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán là một trong những ưu điểm của công ty nhưng thực tế cho thấy rằng: phần mềm kế toán công ty sử dụng là phần mềm kế toán Cic Accounting của Tổng công ty VINACONEX đặt hàng để phục vụ cho tất cả các thành viên của Tổng công ty nên phần mềm kế toán có nhiều điểm không phù hợp với công ty. Do vậy có một số công tác kế toán phải thực hiện thủ công, kế toán phải tự tính toán các dữ liệu như công tác tính giá thành sản phẩm, sau đó mới nhập các dữ liệu tính được vào máy tính.

Thêm vào đó, với việc ban hành nhiều sửa đổi, nhiều quy định trong công tác kế toán, việc sử dụng phần mềm kế toán không thể đáp ứng và phản ánh ngay nội dung những văn bản mới ban hành như kế toán thủ công được, do đó cần phải có thêm một khoảng thời gian để lập trình lại phần mềm cho phù hợp với các quy định mới.

Ngoài ra việc sử dụng phần mềm kế toán cũng yêu cầu người sử dụng của Công ty phải cẩn thận trong việc lưu trữ và bảo mật vì tất cả dữ liệu kế toán đều được lưu trữ vào máy, nếu bị nhiễm virut thông tin có thể bị lệch lạc, không chính xác hoặc có thể mất dữ liệu nên công ty cần phải sao lưu dữ liệu kế toán một cách cẩn thận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6 (Trang 78 - 83)