CHƯƠNG II I: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC MARKETING Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG

Một phần của tài liệu 583 Tình hình Tiêu thụ sản phẩm & Một số đặc điểm về hoạt động Marketing của Công ty Bia Hà Nội (Trang 42 - 45)

C. Gia công quốc tế.

CHƯƠNG II I: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC MARKETING Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG

Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG

* Tầm quan trọng của thị trường đối với nhà sản xuất và kinh doanh : Có thể nói thị trường là nơi quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp. Sự phán đoán đúng được hướng biến động của thị trường, có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỳ công các phương sách, kế hoạch phụ trợ cũng như tháo gỡ khó khăn thì chắc chắn sẽ dẫn tới sự thành công và thu lợi nhuận. Ngược lại, nếu thiếu đi sự quan sát, tìm hiểu thị trường thì khả năng đứng vững của các doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay khó mà xác định được.

Đôi nét giới thiệu về Công nghiệp dệt may.

Từ nửa cuối năm 1990, như một hệ quả tất yếu của những biến động chính trị chưa từng có trong lịch sử, các thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu tan dã nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, sâu sắc về nhiều mặt của hệ thống XHCN Đông Âu và sự giải thể hội đồng tương trợ kinh tế đã đặt hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trước những khó khăn, chồng chất nan giải nhất là không có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong bối cảnh đó, ngành dệt may một mặt cố gắng khôi phục lại vị trí của mình trên thị trường truyền thống, mặt khác phải tìm cách thâm nhập vào thị trường mới đặc biệt là các nước phát triển. Thị trường các nước mới phát triển với yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã, thời hạn giao hàng ... gây nhiều bỡ ngỡ cho doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam từ lau đã quen với cách làm ăn của thị trường các anh em dễ tính. Tuy vậy, sau một vài năm trong cơ chế mới, ngành dệt may đã tìm ra cho mình hướng đi đúng, vượt qua những trở ngại tưởng chừng không thể khắc phục nổi và bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ : ổn định sản xuất trong nước, từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Liên tcu từ năm 1992 đến nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ bình quân 20%/năm.

Tiêu biểu nhất là các năm 1998 so với năm 1997 tăng 34,5% đạt 750 triệu USD, năm 1999 vượt năm 1998 tới 52%, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu vượt qua mức 1 tỷ USD. Riêng năm 2000 mức tăng có thấp hơn (18%) vì là năm cuối cùng của Hiệp định buôn bán hàng dệt may với EU (1993-2000); năm 1999 đã dùng trước một phần quota của năm 2000 để xuất khẩu sang thị trường EU, Nauy, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ; mặt khác thị trường phi hạn ngạch, đặc biệt là Nhật Bản - thị trường nhập khẩu lớn nhất của ta hiện nay đang gặp khó khăn do sức mua trong nước giảm; các nước Châu Á còn lại thì đang trong cơn khủng hoảng tài chính. Đến nay, mặt hàng dệt may Việt Nam đã có trên 50 nước và khu vực trên thế giới.

Sở dĩ có được những thành tích như vậy là do ngành dệt may sớm ý thức được sự cần thiết phải chuyển hướng thị trường, chuyển hướng đầu tư, xây dựng mới, trang thiết bị các cơ sở sản xuất với những máy móc thiết bị hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng để thoả mãn nhu cầu khách hàng.

Bảng : Giá trị sản xuất Công nghiệp dệt - may năm 2000 ở nước ta

Tên sản phẩn Đơn vị Giá trị sản xuất (tỷ đồng) So với năm 1999

Vải lụa thành phẩm Triệu mét 258 106,2

Sợi toàn bộ Tấn 61 107,2

Quần áo dệt kim 1000 cái 25,491 102,4

Quần áo may sẵn 1000 cái 226,134 113,4

(Nguồn : Thời báo kinh tế số xuân 2000)

Ngành Dệt - may đóng góp giá trị kinh tế lớn bổ sung vào ngân sách Nhà nước hàng năm để nâng cao đời sống xã hội về nhiều mặt. Những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành liên tục tăng và đứng trong nhóm ba mặt hàng xuất khẩu (cùng với gạo và dầu thô) có đóng góp ngoại tệ lớn nhất.

Bảng : Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt - may trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam từ năm 1992 tới tháng 8.2001

(đơn vị triệu USD theo giá FOB).

Năm Kim ngạch xuất khẩu

hàng dệt - may Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Tỷ trọng %

1992 211 2475 8,52 1993 350 3000 11,66 1997 550 4200 13,09 1998 750 5800 12,93 1999 1150 7200 15,97 2000 1350 8850 15,52 Tám tháng đầu 2001 858 6196 13,84

Tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng Dệt - may trong các năm này bình quân đạt 10,7%.

(Nguồn : Ngành dệt - may Việt Nam, hiện tại và tương lai Tổng Công ty Dêt - may Việt Nam).

Bảng : Một số chỉ tiêu kinh tế dệt may trên thế giới

Các nước Tiêu dùng dệt /người

(kg/người) Lương lao động dệt - may USD/ giờ GNP/ ngườiUSD/ người

Việt Nam 0,8 0,18 220 Thái Lan 3,0 0,78 2315 Inđônêsia 1,9 0,23 780 Malayxia 6,5 0,95 3530 Singapore 29,0 3,16 22520 Đài Loan 5,00 11236 Trung Quốc 5,7 0,34 435 Hồng Kông 12,8 3,39 21558 Ấn Độ 2,5 0,54 310 Hàn Quốc 14 3,6 8520 Nhật Bản 20,3 16,37 38750 Mỹ 27,1 10,33 25900 Anh 18,5 10,06 16600 Pháp 25 12,63 24155 Thế giới 7,2

(Nguồn : Asia Week Review 9/1998)

Các nước NIC Châu Á như : Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan ... đang chuyển sản xuất dệt may sang các nước có lao động dồi dào và rẻ hơn như : ấn Độ, Inđônêsia, Băng Lađét, Việt Nam ... chúng ta tiếp nhận nhiều công trình liên doanh hoặc 100% vốn từ các nước đó.

Bảng : Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 của một số nước và khu vực trên thế giới. Nước GNP ( % ) Trung Quốc 19 Hàn Quốc 14 Inđônêsia 13 Nam Á 9 Trung Đông 6 Nhật Bản 6 Nam Mỹ 4 Bắc Mỹ 1 Châu Âu 1 Việt Nam 8,8

Với đặc trưng cần nhiều lao động lại không phải đào tạo công phu, ngành dệt - may còn giúp đáng kể nhu cầu công ăn việc làm cho xã hội, đặc biệt là lao động nữ, ngăn chặn các hậu quả do nạn thất nghiệp gây ra, ổn định đời sống nhân dân, góp phần tạo sự ổn định tình hình chính trị kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Theo đà tăng trưởng của sản xuất, số lao động được sử dụng trong ngành cũng không ngừng tăng lên. Ước tính toàn ngành hiện đang sử dụng 50 vạn lao động các loại, chiếm 22,7% số lượng công nhân toàn quốc.

Đối với các nước trên thế giới:

Từ rất lâu, trên thế giới ngành Công nghiệp này đã được hình thành và đi lên cùng với sự phát triển ban đầu của CNTB, vì đây là ngành thu hút nhiều lao động với kỹ năng không cao và có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế - vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sản xuất không lớn. Do vậy trong quá trình Công nghiệp hoá từ rất sớm ở các nước tư bản phát triển như : Anh, Ý, Pháp ... cho đến các nước Công nghiệp mới như : Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore ... ngành dệt may đều có vị trí quan trọng trong quá trình Công nghiệp hoá của họ. Song hiện nay, giờ công lao động của các nước này cao hơn ta rất nhiều, do vậy hiệu quả sản xuất dệt may ở các nước đó chưa cao như có thể đạt được bằng cách đặt gia công ở những nước kém phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công tác thị trường của Công ty may Thăng Long trong gia công may mặc xuất khẩu :

Một phần của tài liệu 583 Tình hình Tiêu thụ sản phẩm & Một số đặc điểm về hoạt động Marketing của Công ty Bia Hà Nội (Trang 42 - 45)