IV. M TS G II PHÁP VÀ KIN NGH NH M HOÀN TH IN CH NH SÁCH Í
4.2. Xây dựng kinh phí cho hoạt động marketing một cách có kế hoạch
hoạch
Công ty chủ động lập kế hoạch và kinh phí marketing sau đó trình nên ban lãnh đạo (Giám đốc công ty) phê duyệt. Ngân sách dành cho hoạt động marketing có thể được tính theo phương pháp trích một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng doanh thu của công ty. Kinh phí hoạt động marketing thay đổi theo kết quả kinh doanh lữ hành của công ty. Điều đó giúp cho Ban lãnh đạo trực tiếp nhìn nhận mức độ hợp lý của ngân quỹ marketing và thấy được mối quan hệ giữa chi phí cho hoạt động marketing với doanh thu cũng như lợi nhuận của hoạt động lữ hành, từ đó có những điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Ngân sách cần được phân bổ rõ cho từng lĩnh vực và một bộ phận ngân sách dùng cho hoạt động marketing. Cần lập kế hoạch phân bổ cụ thể cho từng hoạt động như sau để đạt được hiệu quả trong kinh doanh :
- Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng các chương trình du lịch cho công ty.
- Kinh phí tham gia các tổ chức liên hoan, hội thảo du lịch của ngành. - Kinh phí cho hoạt động xúc tiến bán và quảng cáo…
Tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh cũng như sự biến động của thị trường mà có sự điều chỉnh ngân sách một cách linh hoạt, phù hơp có thể bổ sung hoặt rút bớt cho hoạt động marketing. Việc phân bổ ngân sách cho từng bộ phận cũng có thể được điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả chung của hoạt động marketing của công ty.
Công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược marketing hợp lý nhằm mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng những thay đổi của cầu thị trường và của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời chuẩn bị phương án đối phó với những cơ hội và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kỳ xây dựng chiến lược marketing của công ty.
Chiến lược marketing là một chiến lược hoạt động toàn diện, gắn với các nhân tố chiến lược của thời kỳ như các mục tiêu chiến lược tổng quát của công ty: Chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của công ty; sự phát triển của thị trường, sự phát triển của công nghệ, các chính sách sản phẩm, các phân tích môi trường kinh doanh; các dự báo về thay đổi cạnh tranh, về chính sách của Nhà nước…Trong đó đặc biệt lưu ý tới chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh của công ty.
Để hoạch định chiến lược marketing phù hợp với từng thời kỳ phải phân tích các vấn đề cụ thể sau:
- Đặc điểm của sản phẩm mà công ty đang kinh doanh, xu hướng phát triển của nó trong tương lai.
- Vị trí hiện tại của công ty trong ngành kinh doanh như thế nào và công ty muốn đạt thị phần là bao nhiêu?
- Ai đã và sẽ là khách hàng của công ty? đâu đã và sẽ là thị trường của công ty?
-Chiến lược và giải pháp cải tiến sản phẩm của công ty như thế nào? - Hình ảnh, uy tín của công ty dưới con mặt của khách hàng .
- Mục tiêu của công ty đối với việc cải thiện tình hình lợi nhuận của công ty.
- Lợi thế nhất của công ty là gì? Công ty đã và sẽ sử dụng lợi thế như thế nào?
- Điểm yếu nhất của công ty là gì? Công ty định khắc phục nó như thế nào?
- Tình hình tài chính của công ty đã và sẽ như thế nào?
- Công ty phải đối mặt với những vấn đề gì mới của thị trường? - Công ty sẽ đưa ra những kiểu chính sách nào?
Công ty cần có biện pháp phân tích chi tiết môi trường marketing và khả năng nguồn lực của công ty để thiết kế chiến lược marketing phù hợp với thị trường mục tiêu, xác định mục tiêu của chiến lược đồng thời có những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đó. Hiện nay chiến lược của công ty là tối đa hoá lượng khách để tối đa hoá lợi nhuận. Với mục tiêu đó công ty cần khẳng định rõ chiến lược của mình là chiến lược marketing phân biệt tập trung vào một số đoạn thị trường nhất định mà công ty đã lựa chọn làm thị trường mục tiêu. Với mỗi phân đoạn của thị trường mục tiêu công ty cần áp dụng những chiến lược marketing khác nhau để thu hút khách.
Đối với khách Inbound công ty cần phát huy lợi thế mình để thực hiện tốt chất lượng chương trình du lịch Inbound. Đây là thị trường đem lại doanh thu và lợi nhuận chính cho công ty. Công ty nên thực hiện chất lượng cao và giá cả cao, giá cả phù hợp với chất lượng để thu hút khách, mở rộng thị trường hoạt động. Trong đó thị trường khách Bắc Mỹ và Tây Âu được xác định là thị trường khách chính của công ty trong tương lai vì đây là đối tượng khách có nhu cầu du lịch lớn và khả năng chi trả cao, đối tượng khách này công ty có thể thu được lợi nhuận cao trên một khách và đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. Thị trường khách này kinh nghiệm du lịch của họ rất nhiều nên các chương trình du lịch phải hấp dẫn mang đặc trưng của điểm du lịch, phù hợp với tâm lý và sở thích của họ thì mới có thể phục vụ được. Công ty cũng cần có chiến lược về giá cả và chất lượng phù hợp để duy trì thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch từ các nước ASEAN khi quan hệ giữa các nước trong khối này ngày càng được mở rộng tiến tới một ASEAN thống nhất.
Đối với khách du lịch Outbound công ty cần chú trọng chiến lược cạnh tranh bằng giá vì thị trường du lịch Việt Nam đi nước ngoài còn khá nhạy cảm với giá, khả năng chi trả chưa cao nên mức giá cần cụ thể cho từng đối tượng khách mà công ty phục vụ. Trong thị trường khách này đối tượng phục vụ chính của công ty là các đoàn doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội… là những đối tượng có khả năng thanh toán khá cao công ty có thể áp dụng chiến lược giá cao để thu lời tốt hơn.
Thị trường khách nội địa công ty cần áp dụng chiến lược cạnh tranh bằng giá cả vì thị trường khách nội địa Việt Nam còn rất nhạy cảm với giá. Công ty nên xác định nhiều mức giá khác nhau cho các đối tượng khác nhau, và cùng cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ vì hiện nay thu nhập của người dân ngày càng cao nên đòi hỏi về chất lượng du lịch cũng phải cao.
Đối với mỗi thị trường mục tiêu có những chiến lược khác nhau nhưng chiến lược nâng cao chất lượng chương trình du lịch cần tiếp tục được thực hiện chặt chẽ hơn, hiệu quả đối với tất cả các phân đoạn thị trường mà công ty đang đang phục vụ. Đồng thời tiếp tục nâng cao cải tiến các hoạt động quảng cáo khuếch trương nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với công ty.
Để thực hiện thành công chiến lược marketing cần có những giải pháp marketing một cách đồng bộ mang tính khả thi cao. Các giải pháp chiến lược marketing chủ yếu thương là các giải pháp gắn với các vấn đề như nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tượng mục tiêu, các giải pháp gắn với các chiến lược sản phẩm nhằm định vị công ty trên thị trường và mở rộng cơ hội để phát triển thị trường, các giải pháp gắn với việc xây dựng và củng cố hệ thống
kênh phân phối; các giải pháp làm cơ sở cho chính sách giá cả, các giải pháp gắn các lĩnh vực truyên truyền và quảng cáo; các giải pháp đảm bảo nguồn lực tài chính và vật chất cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược marketing c ủa công ty.
Bên cạnh những giải pháp marketing công ty cũng cần phải hoàn thiện những chính sách marketing để hỗ trợ và thúc đẩy cho việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược marketing. Chính sách marketing bao gồm các quyết định tác nghiệp nhằm thực hiện chiến lược marketing đã định do công ty đề ra.