II. Đề xuất chiến lợc cho hoạt động dệt của Công ty.
1. Đâu là thị trờng chính của mặt hàng dệt mà Công ty cần quan tâm.
Do chất lợng sản phẩm dệt của Công ty cha đạt tiêu chuẩn quốc tế, cho nên thị trờng tiêu thụ sản phẩm dệt của Công ty Dệt 8-3 chủ yếu là thị trờng nội địa( chỉ có một phần nhỏ sản phẩm vải đợc xuất khẩu). Mà đối với Công ty doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm dệt chiếm tỷ trọng cao, khoảng 65% doanh thu của toàn Công ty. Trên thực tế, thị phần tiêu thụ của mặt hàng dệt ở thị trờng nội địa còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm dệt cha cao, Công ty cha có những quan tâm đúng mức tới thị trờng trong nớc, cha đề ra đợc chiến lợc cạnh tranh thích hợp cho mặt hàng dệt. Trong những năm vừa qua, Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, việc chủ động tìm kiếm những khách hàng mới còn hạn chế. Vì thế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty không cao.
Thị trờng trong nớc là một thị trờng nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và cho Công ty Dệt 8-3 nói riêng. Với dân số trên 80 triệu ngời vào năm 2001, khoảng 88 triệu vào năm 2005 và gần 100 triệu vào năm 2010. Cùng với mức sống của dân c ngày càng đợc nâng lên sẽ khiến cho thị trờng nội địa trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp may mặc nớc ta. Theo dự tính sơ bộ, GDP bình quân đầu ngời nớc ta đến năm 2005 đạt khoảng 600 -800 USD và ớc đạt 900- 1200USD vào năm 2010 thì mức tiêu dùng hàng hoá tính theo đầu ngời là 250-350 USD/năm vào năm 2005 và khoảng 400-450 USD/năm vào năm 2010. Trong đó mức tiêu dùng hàng dệt may chiếm khoảng 6-8% tổng thu nhập. Vì vậy, nhu cầu về hàng may mặc là rất lớn trong những năm tiếp theo. Các công ty ngày càng quan tâm đến thị trờng trong nớc nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Để cải thiện doanh thu và lợi nhuận của mình, Công ty dệt 8-3 cần phải đề ra đợc chiến lợc cạnh tranh đúng đắn cho toàn công ty và nhất là cho sản phẩm dệt.