0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nâng cao công tác thẩm định cho vay:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (Trang 65 -69 )

Vốn vay phải được hoàn trả theo đúng kỳ hạn nợ đã ấn định cả vốn gốc và lãi. Đây là nguyên tắc nền tảng đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHCT. Muốn bảo đảm an toàn vốn vay, chi nhánh cần phải thực hiện tốt việc thẩm định các dự án xin vay vốn, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, xác định kỳ hạn nợ dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý nợ đồng thời kịp thời phát hiện những rủi ro trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay.

Thẩm định cho vay là khâu thẩm tra khách hàng và dự án xin vay dựa trên nhiều tiêu chí đồng thời đây là công đoạn rất phức tạp bao gồm những công việc như; khâu nhận hồ sơ, phân tích năng lực điều hành, khả năng tài chính, kết quả kinh doanh của khách hàng, phân tích tính khả thi của từng phương án vay. Để đạt được kết quả cao trong công tác này đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao chất lượng trên hai mặt là chất lượng thu thập thông tin và chất lượng xử lý thông tin.

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin:

Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào khi cho vay với doanh nghiệp đều cần phải có thông tin về doanh nghiệp đó. Các thông tin mà các tổ chức tín dụng quan tâm là hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh và

đặc biệt quan trọng là lịch sử vay vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã từng vay nợ bao nhiêu lần, số lượng bao nhiêu, quan hệ vay trả như thế nào, hiệu quả sử dụng vốn vay... để từ đó ngân hàng có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Như vậy thông tin là đầu vào của việc thẩm định. Thẩm định có kết quả cao hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng thu thập thông tin đầu vào. Vì vậy cần có các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng công tác này.

Ngoài những thông tin về khách hàng, ngân hàng cần có những thông tin về thị trường, môi trường chính trị, môi trường kinh tế cũng như những thông tin về lĩnh vực mà người vay hoạt động. Khả năng phát triển hay suy thoái của ngành trong thời gian tới quyết định lớn đến thành công của doanh nghiệp. Các thông tin này cần thu thập đầy đủ chính xác mới có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Thông tin có thể lấy từ nhiều nguồn như từ chính khách hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng, từ chủ nợ khác của doanh nghiệp...

- Thông tin trực tiếp: khi khách hàng đến vay vốn, người xem xét hồ sơ sẽ đặt ra những câu hỏi mang tính chất phỏng vấn trực tiếp. Chính cuộc phỏng vấn trực tiếp này sẽ giúp cán bộ tín dụng nhạy cảm nắm bắt được những vấn đề cần quan tâm. Đôi khi dự án được trình bày rất rõ ràng trên giấy tờ nhưng trước thái độ lúng túng không nắm được quy trình, không nắm rõ mục đích thực hiện dự án cũng làm cho cán bộ tín dụng rút ra những kết luận hợp lý. Qua phỏng vấn cán bộ tín dụng có thể nắm được lý do xin vay, nguồn xin vay có đáp ứng được những đòi hỏi khác nhau của ngân hàng hay không, thông tin về lĩnh vực hoạt động của người vay, cơ cấu tổ chức, lịch sử xu hướng phát triển...Bên cạnh phỏng vấn trực tiếp thì cán bộ tín dụng phải tiến hành điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người vay. Các doanh nghiệp khi vay vốn phải cho phép cán bộ tín dụng đến thăm hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Công việc này hoàn toàn không đơn giản. Nó đòi hỏi cán bộ cho vay phải có trình độ về nghiệp vụ cũng như các lĩnh vực khác có như vậy mới biết

được những thông tin đáng kể về mức độ phát triển cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp thông qua tài sản của họ và phỏng vấn các viên chức quản lý. Qua việc đi khảo sát, cán bộ tín dụng có điều kiện kiểm tra lại các thông tin thu thập từ phỏng vấn. Trong bộ hồ sơ vay vốn thì các doanh nghiệp đều phải trình cho ngân hàng các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần cung cấp là bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,... tuy nhiên cán bộ cho vay cần lưu ý về độ trung thực của các báo cáo này. Đối với các DNV&N thì hầu hết các báo cáo này không có xác nhận của kiểm toán do vậy độ trung thực là không cao đòi hỏi cán bộ cho vay cần xem xét kĩ lưỡng để đánh giá chính xác về khách hàng.

- Lấy thông tin từ Ngân hàng bạn: thông thường, một doanh nghiệp không chỉ có quan hệ với một ngân hàng mà có quan hệ với nhiều bạn hàng, nhiều Ngân hàng. Với mỗi ngân hàng, doanh nghiệp phải cung cấp một số lượng thông tin nhất định tuỳ theo yêu cầu của mỗi ngân hàng. Do vậy để có cái nhìn tổng thể hơn về doanh nghiệp, Chi nhánh NHCTĐA có thể thu thập thông tin từ ngân hàng bạn như quan hệ vay trả có sòng phẳng không, hoàn trả nợ có đúng hạn không, uy tín của doanh nghiệp ra sao. Bên cạnh đó, thông qua các bạn hàng cung cấp hoặc tiêu thụ có thể đánh giá được doanh nghiệp có giao hàng đúng về số lượng, chất lượng hay không, giá cả ra sao, yếu tố đầu vào có ổn định hay không. Cán bộ cho vay phải hết sức chú ý vấn đề trên.

- Nguồn thông tin khác: thông qua cơ quan chủ quản, bộ chức năng, ngân hàng có thể nắm được thông tin về cung cầu sản phẩm trên thị trường, chính sách phát triển của ngành. Từ đó xây dựng các tiêu chuẩn trong ngành và trong toàn nền kinh tế để làm căn cứ so sánh, đánh giá phân tích, chấm điểm tín dụng. Ngoài ra còn có thể thông qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng để thu thập thông tin về khách hàng.

Việc thu thập thông tin không chỉ tính đến yếu tố chính xác tin cậy mà còn phải tính đến chi phí để có được các thông tin đó thì hoạt động cho vay mới mang lại thu nhập cho NH.

Ngoài ra, NH cần thiết lập một hệ thống lưu trữ thông tin riêng bằng cách xây dựng một hệ thống chuyên nghiên cứu dự báo thông tin phục vụ trực tiếp cho ngân hàng.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng xử lý thông tin:

Thông tin thu được thường mang tính chất đa chiều vì vậy cần xử lý theo cách thức khác nhau để đưa ra những kết luận hợp lý. Các thông tin mà ngân hàng thu thập được hầu hết là ở trong quá khứ và các số liệu thường mang tính chất thời điểm. Nếu là các phương án sản xuất kinh doanh thì lại là các dự đoán trong tương lai. Do vậy khi phân tích, ngân hàng phải xem xét doanh nghiệp trong trạng thái động. Tức là ngân hàng cần phải phân tích tỷ lệ qua các năm, so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để tìm hiểu xu hướng phát triển trong ngành. Từ đó ngân hàng sẽ đánh giá được rủi ro cũng như hiệu quả của dự án mang lại.

Khi thẩm định, cán bộ tín dụng nên tập trung vào phân tích tài chính của khách hàng cũng như tài chính của dự án xin vay. NH nên đưa ra tiêu chuẩn để thẩm định như tiêu chuẩn phân tích khách hàng 6 C. Ngân hàng nên lượng hoá các chỉ tiêu bằng cách chấm điểm cho từng khách hàng. Mặc dù ngân hàng đã áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhưng các chỉ tiêu này còn chưa thực sự cụ thể và các cán bộ tín dụng cũng chưa có nhận thức đúng đắn về việc này. Bên cạnh việc phân tích định lượng thì phân tích định tính cũng hết sức quan trọng. Cho vay DNV&N có những điểm khác biệt so với cho vay doanh nghiệp lớn ở chỗ quy mô vay không lớn, số lượng món vay nhiều, chi phí nghiệp vụ và rủi ro cao nên Chi nhánh cần ban hành quy trình cho vay phù hợp. Cán bộ tín dụng khi phân tích hồ sơ cho

vay ngoài các thông tin mang tính chất định lượng còn đặc biệt chú ý yếu tố pháp lý của hồ sơ vay vốn như phân tích đánh giá tư cách của người vay, khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (Trang 65 -69 )

×