Âm đệm và xu hướng tiết kiệm, đơn giản, tự nhiên về cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Một phần của tài liệu khả năng tồn tại của âm đệm tiếng Việt (Trang 34 - 35)

tiếng Việt

Hơn nữa, các nhà Việt ngữ học từ trước đến nay luôn tranh luận với nhau về cương vị của âm đệm trong cấu trúc âm tiết của tiếng Việt. Có người cho nó là đơn vị đoạn tính, là một thành phần âm tiết như các thành phần khác như âm đầu, âm chính, âm cuối (Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Hữu Quỳnh, Mai Ngọc Chừ...).

Âm đầu Vần

Âm đệm Âm chính Âm cuối

Có người thì cho nó là một đơn vị siêu đoạn tính, tức là nó chỉ là một thuộc tính của âm tiết (Hoàng Cao Cương, Phạm Đức Dương-Phan Ngọc, Nguyễn Quang Hồng). Nhưng ngay cả tác giả Đoàn Thiện Thuật, đại diện tiêu biểu cho quan điểm coi âm đệm là một đơn vị đoạn tính, khi nói về bản chất của âm đệm cũng chỉ coi nó là một yếu tố tu chỉnh âm sắc của âm tiết mà thôi. Như vậy, nó cũng không phải là một yếu tố quan yếu cần có của âm tiết. Hơn nữa, cũng như các hiện tượng tự nhiên khác, ngôn ngữ cũng có xu hướng tiết kiệm và đơn giản về mặt cấu trúc. Âm tiết cũng là một đơn vị của ngôn ngữ. Do vậy mà nó cũng có xu hướng đơn giản hóa và tiết kiệm về mặt cấu trúc. Trong các thành phần của âm tiết thì âm đệm là thành phần ít quan yếu nhất. Do đó theo chúng tôi không nên coi âm đệm là một thành phần đoạn tính của âm tiết.

Xét về lịch sử ngữ âm tiếng Việt, từ thời Việt- Mường chung trở về trước, tiếng Việt chưa có âm đệm. Nhưng vào thời Việt Mường chung, đặc biệt vào cuối thời kì này, do sự tiếp xúc với tiếng Hán cổ, tiếng Việt đã vay mượn yếu tố gọi là âm đệm này từ tiếng Hán cổ (trong tiếng Hán, âm đệm được gọi là giới âm). Như vậy, xét về mặt nguồn gốc, âm đệm là yếu tố gốc Hán và là một hiện tượng vay mượn có nguồn gốc xa xưa của tiếng Việt.

Tiểu kết:

Những phân tích trên đây đã cho chúng ta thấy được tính không quan yếu của yếu tố được gọi là âm đệm tiếng Việt. Sự tranh luận của các nhà Việt ngữ học về yếu tố này đã, đang và sẽ vẫn còn tiếp tục. Những phân tích trên đây sẽ là cơ sở cho chúng tôi đưa ra kiến giải sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu khả năng tồn tại của âm đệm tiếng Việt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w