Đặc điểm và tình hình sản xuất của HTX nơng nghiệp An Giang

Một phần của tài liệu 752 Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động marketing trong Hợp tác xã nông nghiệp tại An Giang (Trang 32 - 37)

II THỰC TRẠNG MARKETING TRONG HTX NƠNG NGHIỆP Ở AN GIANG

1 Đặc điểm và tình hình sản xuất của HTX nơng nghiệp An Giang

Đặc điểm của HTX

HTX nơng nghiệp ở An Giang, phần lớn vừa mới thành lập từ năm 1998 trở lại đây với hình thức đầu tiên là tổ nơng dân hay tổ hợp tác sản xuất, dần dần qui mơ được mở rộng

và trở thành các HTX. Số lượng xã viên qua các năm cũng thay đổi theo sự tăng trưởng của các HTX, điều đĩ cho thấy đã cĩ sự nhận thức mới và nhận thức lại của đơng đảo nơng dân.

Các chủ nhiệm và phĩ chủ nhiệm của các HTX thường là những người nơng dân sản xuất giỏi và cĩ uy tín trong vùng. Trong số 91 HTX, cĩ khoảng 3 chủ nhiệm HTX cĩ trình độ trung cấp và đại học, 42 chủ nhiệm HTX cĩ trình độ cấp 3 và cịn lại là cấp 1 và 2.

Với đội ngũ cán bộ như vậy chưa đáp ứng được những thách thức mà thực tế đã đặt ra. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của quá trình thành lập HTX cũng đáp ứng phần nào quá trình cải tiến và phát triển HTX trong tỉnh An Giang.

Hơn nữa, hầu hết các HTX đều cĩ mơ hình trồng lúa kết hợp với hoạt động dịch vụ là bơm tưới, cĩ khoảng 89% HTX làm dịch vụ bơm tưới, trong đĩ phần lớn là phục vụ cho các xã viên, chỉ cĩ khoảng 33% HTX phục vụ ngồi xã viên để tăng thêm thu nhập.

Bên cạnh đĩ, cĩ một số HTX thêm các lồi hình dịch vụ như cung cấp phân bĩn, hỗ trợ kỹ thuật , và các khâu trong quá trình thu hoạch.

Bảng 4: Cơ cấu loại hình dịch vụ HTX

Các khâu Nội bộ (%) Bên ngồi (%)

Phân, thuốc 78 22 Cày xới 88.9 11.1 Cắt suốt 76 24 Các hoạt động khác 80 20 (Nguồn: thu thập từ bảng phỏng vấn) HTX đã vận dụng tối đa các hoạt động dịch vụ và đã đem lại sự thoả mãn cho hầu hết khách hàng của mình, mà những khách hàng đĩ chính là những người thụ hưởng những lợi ích mà HTX mang lại, hay nĩi cách khác những xã viên của HTX. Đây chính là động lực tốt cho việc hoạch định chiến lược Marketing sau này của HTX, vì theo nguyên tắc của Marketing, sự thoả mãn khách hàng bên trong của doanh nghiệp mới chính là tiền đề cho sự thoả mãn khách hàng bên ngồi.

Cĩ rất ít HTX thuê mướn các cán bộ kỹ thuật về làm việc cho mình. Số HTX thuê mướn cơng nhân kỹ thuật chỉ chiếm 30% trong số các HTX trong tỉnh, tuy nhiên các cán bộ kỹ thuật mà HTX thuê mướn chỉ là những người nơng dân cĩ kinh nghiệm sản xuất giỏi chứ chưa phải là cán bộđã qua đào tạo chính quy. Nếu cĩ thì cũng rất ít, và thường là cán bộ trung cấp kỹ thuật. Điều đĩ cũng cho thấy quy mơ hiện thời của HTX chưa nĩi lên được bản chất của HTX kiểu mới.

Chưa cĩ HTX nào ở An Giang cĩ cơ sở chế biến hoặc chế biến lại các sản phẩm nơng sản mà các HTX thường bán sản phẩm dưới dạng nguyên liệu thơ nên chưa phát huy hết mọi mặt của quá trình sản xuất. Ở gốc độ kinh tế nào đĩ, việc chế biến hay chế biến lại sẽ làm đa dạng hố các chủng loại hàng hố nơng sản và làm tăng khả năng cạnh tranh cho các HTX. Mặt khác nĩ cũng gĩp phần giải quyết lao động dư thừa tại địa phương.

Năm 2002, tổ chức AGROMAS đã tài trợ cho 4 HTX điển hình ở An Giang cơng nghệ sau thu hoạch với tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Hiện nay mới chỉ cĩ HTX Bình Thành – Bình Mỹ - Châu Phú đã đi vào hoạt động, cịn lại 3 HTX đang nằm trong thời gian nghiệm thu.

Khi tiếp nhận cơng nghệ tương đối hiện đại, ban chủ nhiệm HTX Bình Thành đang gặp lúng túng trong vấn đề sử dụng, mặt khác cịn phải gặp rất nhiều khĩ khăn trong vấn đề tìm kiếm nguyên liệu để xay xát, và cịn phải quản lý những khâu chất lượng và đầu ra sản phẩm. Nhưng với những thách thức như vậy cũng là cơ hội tốt cho các HTX cĩ cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại và tự vươn lên trong sản xuất.

Với những nổi bật nêu trên chưa nĩi lên bộ mặt thật của các HTX nơng nghiệp An Giang. Ta thấy dường như các HTX đang bị động và ngồi chờ đợi những cơ hội tới với mình, mà khi cĩ những cơ hội đến thì lại khơng cĩ khả năng nắm bắt hoặc khơng đủ trình độ để tiếp cận những thành tựu khoa học mới. Vì vậy, Phải chăng sự thành lập các HTX nơng nghiệp của chúng ta chưa cĩ sự đầu tư sâu sắc. Hơn nữa, trong thị trường cạnh tranh gay gắt, đơi lúc các HTX cũng cần phải tự tạo ra những cơ hội, tự tìm kiếm khai thác các tiềm năng vốn cĩ của mình thì mới mong cĩ sự tồn tại lâu dài trong tương lai.

Tình hình sản xuất

Theo số liệu điều tra, thì tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX trong những năm qua tương đối phát triển.

Bảng 5: Tình hình lãi lỗ qua các năm của các HTX Năm Lãi (%) Lỗ (%) 1999 55.6 44.4 2000 66.7 33.3 2001 77.8 22.2 2002 78 22 (Nguồn: số liệu từ bảng phỏng vấn)

Theo bảng số liệu trên, ta thấy các HTX cĩ xu hướng ngày càng làm ăn cĩ lãi, tỷ lệ các HTX làm ăn thua lỗ ngày càng giảm từ 44.4% xuống cịn 22%.

Nguyên nhân chủ yếu là: do các HTX đã nỗ lực trong việc học tập, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với nhau thơng qua các chương trình huấn luyện cán bộ của Tỉnh, các chương trình nhịp cầu nhà nơng,… , mặt khác sự cạnh tranh của kinh tế thị trường cũng là cơ hội cho các HTX đầu tư và mở rộng đa dạng các loại hình sản xuất.

Nguyên nhân khác là do sự tách nhập của các HTX và sự thu hẹp về qui mơ số lượng đối với các HTX làm ăn khơng hiệu quả làm cho chất lượng hoạt động của các HTX tăng lên. Điều này sẽ tất yếu xảy ra trong nền kinh tế thị trường, khi mà sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành cũng như sự cạnh tranh giữa các nước, thì các tổ chức kém hiệu quả sẽ bị đào thải. Tuy nhiên, nếu điều đĩ xảy ra sẽ là dấu hiệu tốt

trong vấn đề cải tạo và phát triển HTX của tỉnh, và chứng tỏ sự quyết tâm lớn của chính quyền trong việc đầu tư vào các HTX kiểu mới.

Mặc khác, giá bán nơng sản qua các năm cũng tương đối tăng, gĩp phần làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho các HTX.

Bảng 6: Giá bán lúa trung bình qua các năm của HTX Năm Đồng/kg 1999 1450 2000 1350 2001 1600 2002 1750 (Nguồn: số liệu từ bảng phịng vấn)

Theo tình hình tăng như trên, cho thấy xu hướng tương lai giá bán cĩ thể sẽ tăng lên thêm nữa, nếu điều này xảy ra thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho HTX

Hơn nữa, trong việc định giá, cĩ khoảng 10% HTX cĩ khả năng định giá bán sản phẩm của mình, cịn lại 90% HTX bán theo giá thị trường. Điều này cho thấy việc tự định giá đối với HTX là một thách thức lớn, địi hỏi những kỹ năng về mặt chuyên mơn kỹ thuật và khả năng phân tích hoạch định chiến lược kinh doanh của mình.

Tất nhiên, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngành trong cùng một lĩnh vực là khơng thể tránh khỏi. Sự lựa chọn của người tiêu dùng càng đa dạng hơn dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá, tất yếu làm cho giá cả cĩ sự dao động. Đĩ cũng chính là nguyên nhân tại sao giá cả hàng hố nơng sản ở Việt Nam trong những năm qua luơn cĩ sự biến động.

Nĩi như vậy khơng cĩ nghĩa là HTX khơng cĩ khả năng định giá theo giá thành sản xuất, mà bên cạnh đĩ cĩ một số HTX đã đột phá về mặt định giá bán hàng hố nơng sản theo giá thành sản xuất nhờ vào kỹ thuật canh tác vốn cĩ của họ. Điển hình là HTX Bình Thành – Bình Mỹ - Chấu Phú đã hạ giá thành sản xuất lúa cao sản xuống cịn 650 đồng đến 700 đồng/kg, trong khi đĩ giá thị trường tại thời điểm đĩ là 1100 đồng đến 1200 đồng/kg.. Sự đột phá và vươn lên của các HTX như vậy sẽ là tiền đề cho sự cạnh tranh của mặt hàng nơng sản Việt Nam trong thương trường quốc tế.

Song song đĩ, Nhà Nước cũng đã hỗ trợ giá cho một số HTX. Cĩ khoảng 12% HTX được Nhà Nước hỗ trợ giá thơng qua các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc nâng đỡ trong những năm đầu của quá trình thành lập HTX.

Sự trợ giá của Nhà Nước nhìn chung tương đối cịn yếu, đây mới chỉ là những bước đầu trong việc phát triển HTX trong Tỉnh. Tuy nhiên, các HTX cũng cần phải tự lực vươn lên, Nhà Nước cĩ thể hỗ trợ về mặt chính sách và pháp lý cho HTX làm hành lang để đầu tư sản xuất và mở rộng. Trong trường hợp bất khả kháng thì Nhà Nước nên hỗ trợ cho HTX để đảm bảo quân bình về mặt thu nhập của họ.

Trong năm 2002 vừa qua, Nhà Nước đã ra lệnh cho các doanh nghiệp tiến hành bao tiêu sản phẩm cho khoảng 60% HTX trong tỉnh, trong số đĩ cĩ khoảng 30% HTX được bao tiêu tồn phần, phần cịn lại là bao tiêu một phần.

Thực hiện bao tiêu sản phẩm là đường lối đúng đắn, một mặt vừa đảm bảo đầu ra cho các HTX gĩp phần hồn thành khâu kinh doanh của HTX, mặt khác vừa khuyến khích và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của kinh tế Nhà Nước, gĩp phần đa dạng hố các thành phần kinh tế và tăng trưởng GDP. Hơn nữa việc bao tiêu sản phẩm cho HTX sẽ tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành sản xuất trong hệ thống dây chuyền của kênh phân phối Marketing nơng nghiệp. Nĩ làm giảm giá thành sản xuất từ việc giảm chi phí trung gian trong kênh phân phối sản phẩm từ HTX đền người tiêu dùng cuối cùng.

Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, sự quan tâm của chính phủ đối với nơng dân được thể hiện rất rõ nét, mà nhất là vấn đề về bao tiêu và trợ giá cho nơng dân khi gặp thiên tai bị mất mùa hay giả cả thị trường sụt giảm, mục đích của chính phủ là để quân bình thu nhập giữa những người lao động nơng thơn và thành thị sao cho khơng cĩ sự chênh lệnh lớn giữa lao động nơng nghiệp và lao động cơng nghiệp. Điều này cũng gĩp phần khuyến khích nơng nghiệp phát triển và tránh được sự di cư từ nơng thơn đến thành thị để lao động vì mục đích thu nhập cao.

Do đĩ, sự quan tâm của Nhà Nước đối với HTX An Giang trong những năm qua sẽ bước khởi đầu trong quá trình cơng nghiệp hố nơng thơn gĩp phần làm tăng thu nhập người dân ngang bằng với lao động ở thành thị.

Tuy nhiên, khi đất nước cịn gặp nhiều khĩ khăn, thì sự quan tâm của chính quyền đối với HTX An Giang đã thể hiện sự quyết tâm lớn trong việc quật vậy nền nơng nghiệp tỉnh nhà, tất nhiên là sẽ khơng thể cầu tồn trong mọi mặt của HTX, mà bên cạnh đĩ HTX cũng cần phải tự phấn đấu sản xuất và tìm đầu ra cho mình. Khơng cĩ HTX nào cĩ khả năng mở rộng kinh doanh qua hình thức xuất khẩu trực tiếp với nước ngồi. Thực tế cĩ những địi hỏi và khĩ khăn nhất định, nhưng trong tương lai khi HTX trở thành doanh nghiệp kinh doanh hàng hố nơng nghiệp thì địi hỏi về việc tìm kiếm thì trường là vấn đề cần được đặt ra. Trong khi ở An Giang phần lớn các HTX đều bán sản phẩm qua thương lái. Những thương lái này thường là những doanh nghiệp tư nhân, hay nhà máy xay xát đến thu gom từ HTX, và dem bán cho các cơng ty xuất khẩu. Việc trải qua nhiều trung gian như vậy là khơng tốt vì nĩ làm tăng chi phí trung gian và làm cho giá cả của sản phẩm cuối cùng lớn, làm giảm khả năng cạnh tranh mặt hàng nơng nghiệp cuả Việt Nam trong thương trường quốc tế. Nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển HTX, bán qua thương lái như vậy cũng sẽ đáp ứng được phần nào trong khâu giải quyết đầu ra sản phẩm của HTX.

Trong những năm gần đây, UBND tỉnh An Giang đã mở các lớp tập huấn cho HTX nơng nghiệp trong tỉnh gồm các nội dung về quản lý HTX, nghiệp vụ kế tốn,… nhìn chung các khố học thường tập trung đi sâu vào việc phân tích tài chánh, kế tốn và kinh nghiệm trong sản xuất, chỉ cĩ một ít nội dung về Marketing. Hầu như các chủ nhiệm HTX đều hiểu khơng chính xác hoặc khơng biết về Marketing. Họ chỉ hiểu đơn giản Marketing gần như đồng nghĩa với việc bán hàng hoặc chào hàng cá nhân. Quan niệm đĩ tuy chưa chính xác nhưng nĩ cũng gần với Marketing truyền thống. Trong khi thị trường ngày nay thì địi hỏi sự ứng dụng về Marketing chủ động, hay Marketing hiện đại, tức là sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng

hiện tại và khách hàng tiềm năng. Vì vậy, việc đào tạo và huấn luyện về Marketing cho các HTX ở An Giang là rất cần thiết trong xu thế phát triển sau này.

Tĩm lại, các số liệu nĩi trên chỉ là sự thể hiện của những con số và nĩ chưa đủ nĩi lên HTX làm ăn cĩ hiệu quả hay khơng. Mà vấn đề cần quan tâm là chất lượng cuộc sống của các xã viên sẽ thay đổi như thế nào khi HTX phát triển; và liệu HTX cĩ duy trì được những lợi ích mà họ đã đạt được như trong những năm qua hay khơng. Và trong tương lai HTX sẽ sử dụng cách thức sản xuất kinh doanh như thế nào, những cách thức đĩ cĩ phù hợp với thị trường đang rộng mở và hội nhập hay khơng?

Một phần của tài liệu 752 Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động marketing trong Hợp tác xã nông nghiệp tại An Giang (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)