Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương:

Một phần của tài liệu 761 Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015 (Trang 51 - 53)

Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cần chú ý đến các yếu tố chất lượng dịch vụ, sự đa dạng, mới lạ và độc đáo có chú ý đến khả năng tác động lượng nhu cầu theo mùa thể hiện rất rõ nét tại địa phương.

• Về loại hình du lịch sinh thái: trong thời gian sắp tới cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ triển khai các dự án khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, thác Đamb’ri. Nên kết hợp loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái với giải trí, thể thao, mạo hiểm, khám phá…

+ Dự án khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng: là một khu du lịch tổng hợp có tầm vóc quốc gia và quốc tế với đầy đủ các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, làng nghề, canh nông, thể thao… Hướng khai thác dự kiến của khu du lịch này sẽ là tham quan nghiên cứu hệ sinh thái, làng nghề, làng văn hóa dân tộc, kết hợp du lịch sinh thái với nghỉ dưỡng và các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao…

+ Dự án khu du lịch hồ Tuyền Lâm: phát triển các loại hình du lịch như vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị – hội thảo, tham quan, dã ngoại

+ Dự án khu du lịch thác Đambri: là một khu du lịch sinh thái quan trọng phía Nam Lâm Đồng với các loại hình sản phẩm chủ yếu: sinh thái, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí… phục vụ cho các tour, tuyến tham quan, dã ngoại, nghiên cứu văn hóa dân tộc, thể thao, kết hợp các dịch vụ lưu trú, nghỉ cuối tuần…

• Đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức các chương trình lễ hội trong năm. Hiện nay, Lễ hội Festival Hoa đã trở thành lễ hội được tổ chức hàng năm tại Tp. Đà Lạt. Lễ hội mới chỉ được tổ chức từ cuối năm 2004 nên tác động chưa thật rõ ràng đến du lịch của địa phương, nhưng việc tổ chức lễ hội này hàng năm sẽ tạo ra điểm nhấn thu hút du khách đến địa phương trong những mùa ít khách. Hiện nay, địa phương đã có kế hoạch tổ chức các lễ hội khác nhằm khai thác những đặc trưng của địa phương như Lễ hội Thác (2006), Lễ hội văn hóa Chè (Bảo Lộc

– 2006). Ngoài ra, địa phương cũng cần nghiên cứu tổ chức thêm nhưng lễ hội khác rải đều trong nhưng thời gian ít khách trong năm.

• Ẩm thực: nghệ thuật ẩm thực của Đà Lạt không có gì đặc trưng riêng mà là sự pha trộn giữa các miền trên đất nước. Tuy nhiên, với lợi thế về ngành nghề sản xuất các loại rau, hoa, củ, quả, Đà Lạt có thể khai thác lợi thế này phục vụ cho mục đích du lịch. Có thể khuyến khích xây dựng những nhà hàng chuyên phục vụ rau, hoa, củ, quả, nhấn mạnh đến lợi ích về sức khỏe của những sản phẩm được cung cấp.

• Cần khai thác loại hình du lịch du lịch chữa bệnh, giảm stress để tăng cường khả năng cạnh tranh với các địa phương lân cận, như kết hợp nghỉ dưỡng với chữa bệnh bằng đông y, tập khí công giảm stress, tắm bùn thảo dược… dành cho những đối tượng cần thu hút như khách quốc tế và những nhóm thị trường mục tiêu đặc biệt trong nước.

• Tăng cường khai thác và mở rộng các loại hình thể thao như leo núi, đi bộ xuyên rừng, bay lượn, nhảy dù từ đỉnh núi. Ngoài ra, những môn thể thao như chèo thuyền, vượt thác cũng mang lại những cảm nhận đáng nhớ cho du khách tham gia.

• Chú ý phát triển các loại hình du lịch cuối tuần dành cho du khách trong nước. Hiện nay, Tp. Đà Lạt đã hình thành phố đi bộ vào buổi tối những ngày nghỉ cuối tuần nhưng các hoạt động tại đây chưa đa dạng và phong phú, chưa có nhiều loại hình giải trí hấp dẫn dành cho du khách và cư dân địa phương. Cần giao cho một tổ chức chịu trách nhiệm về marketing phát triển các hoạt động này, hoặc cũng có thể cho phép một công ty có uy tín thực hiện đổi lại cơ hội quảng bá cho họ tại Tp. Đà Lạt trong sự kiện này. Nên quy hoạch một số khu vực thuận tiện dành cho các hoạt động picnic, vui chơi giải trí dành cho dân cư và các du khách khi họ đến Đà Lạt như các công viên, vườn hoa, tán rừng.

3.3.2 Đẩy mạnh hợp tác liên kết – hỗ trợ phát triển

Đây là giải pháp vô cùng quan trọng nhằm tạo ra được khai thác có hiệu quả hơn các tài nguyên du lịch sẵn có cũng như tận dụng được thế mạnh của các địa phương khác để phát triển du lịch của địa phương một cách mạnh mẽ và bền vững hơn. Đẩy mạnh hợp tác còn giúp Đà Lạt – Lâm Đồng giảm nhẹ sự cạnh tranh gay gắt từ các địa phương khác. Việc hành động theo thỏa thuận giúp các thêm giam gia hợp tác tránh được sự trùng lắp, lãng phí khi triển khai các chương trình tiếp thị của mình.

a. Tp.HCM:

Có thể xem Tp.HCM là đầu mối hợp tác quan trọng nhất của Đà Lạt – Lâm Đồng. Do đó, cần nghiên cứu và triển khai hợp tác một cách toàn diện và tích cực nhất với địa phương này. Việc liên kết, hợp tác với Tp.HCM không chỉ

mang lại cho địa phương nguồn du khách trước mắt cho hoạt động du lịch mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Đà Lạt – Lâm Đồng qua các hoạt động đầu tư, liên doanh, đào tạo…

Trên hoạt động thu hút du khách nước ngoài, nên hợp tác mạnh mẽ hơn nữa với những công ty lữ hành mạnh tại Tp.HCM như Saigon Tourist, Vietravel… Khi đã xác định đây là một đầu mối quan trọng, cần tập trung đầu tư xây dựng một hệ thống phân phối rộng rãi và phổ biến cùng với các công ty lữ hành tại đây. Tại Tp.HCM, Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng nên thực hiện một số biện pháp quảng bá để làm bàn đạp triển khai rộng rãi hơn. Có thể thỏa thuận với chính quyền Tp. HCM để đặt một số bảng giới thiệu về Đà Lạt (như Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2005) tại các khu vực trung tâm để nâng cao nhận thức của cư dân địa phương về du lịch Đà Lạt, quảng bá hình ảnh của Đà Lạt một cách thường xuyên hơn nữa. Kinh phí thực hiện việc này có thể huy động bằng các kêu gọi tài trợ.

Một phần của tài liệu 761 Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)