Tình hình thị trường của công ty

Một phần của tài liệu 667 Hoạt động Marketing trong lĩnh vực Ngân hàng ở Việt Nam , Thực trạng & Giải pháp (Trang 39 - 43)

III Đánh giá về tình hình thị trường và các hoạt động Marketing của công ty

1. Tình hình thị trường của công ty

* Thị trường giầy thế giới.

Sự phát triển kinh tế hiện nay đang có xu thế toàn cầu hoá, những hoạt động kinh tế, ngành giầy cũng không nằm ngoài phạm vi này, nó bắt đầu với việc chuyển dịch quá trình sản xuất giầy từ các nước công nghiệp phát triển (Đức, Pháp,Italy, Anh, Mỹ...) đến các nước đang phát triển tại Châu á( Pakisan, Hàn Quốc, ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc...) và sau đó là các quốc gia tại khu vực Đông nam Châu á (Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam...)xa hơn nữa là các quốc gia tại khu vực Trung á

Góp mặt vào xu thế toàn cều hoá trên phải kể tới sự có mặt của các hãng giầy nổi tiếng thế giới, mà các sản phẩm của họ đã thực sự ăn sâu vào ý thức

tiêu dùng của người tiêu dùng (hãng NIKE, ADIDAS, TEX, BATA...) các hãng trên đã thống trị một cách nổi bật trên thị trường giầy thế giới, họ đã thực sự đứng ra sặp xếp về nhu cầu giầy trên thị trường .Ngoài ra các hãng trên đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch công nghệ sản xuất giầy trên thế giới.

Theo số liệu thống kê của hiệp hội giầy Châu sa năm 2000 thì sản lượng giầy trên toàn thế giới trong một vài năm gần đây có xu hướng giảm, có lúc dưới 10 tỷ đôi. Cụ thể như sau:

Mức độ giảm sút sản lượng giầy thế giới

Tên nước Mức độ giảm sút

Các nước SNG và Đông Âu 3 lần

Các nước Tây Âu 4 lần

Nhật Bản 2,5 lần

Hàn Quốc 3,5 lần

Đài Loan 1,5 lần

Mỹ 2,1 lần

Song các nhà kinh tế thế giới dự đoán từ đầu năm 2001 tình hình sẽ sáng sủa trở lại, theo điều tra của Liên đoàn Công nghiệp Châu âu cho biết.

+ sản xuất giầy dép thế giới sẽ đạt khoảng 14 tỷ đôi vào năm 2005, tương ứng với số dân khoảng 7 tỷ người (bình quân mỗi người sử dụng 2 đôi/năm)

+Khu vực sản xuất giầy dép lớn nhất vẫn là Châu á, chiếm khoảng 75%sản lượng thế giới, tiếp theo là Châu âu 11% (1,5 tỷ đôi), Châu Mỹ 11% (1,5 tỷ đôi)

+Trên 55% sản lượng giầy dép thế giới sẽ được sản xuất bởi 10 nước sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới như:Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia...

+Tiêu thụ giầy dép thế giới sau khi chững lại sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 14,3 tỷ đôi vào năm 2005

Dự báo giầy dép thế giới đến năm 2005

Sản lượng (triệu đôi) Tỷ trọng(%)

Toàn cầu 14.343,0 100

Châu á 6.279,9 43,8

Châu Âu 3.574,0 24,9

Châu Mỹ 3.165,0 22,1

Khu vực khác 1.324,1 9,2

Kết quả trên một phần là do sự phục hồi của các nền kinh tế sau cơn khủng hoảng tài chính vừa qua, một phần quan trọng hơn là do sụ chuyển dịch sản xuất sang các nước Châu á do giá công nhân ở đây thấp. Trong đó Trung quốc tăng gấp đôi và hướng tới 3 tỷ đôi/năm. Các nước ASEAN sẽ phát triển mạnh hơn nữa với tốc độ trên 1,6 lần.

* Thị trường giầy dép Việt Nam

Trước xu thế chuyển biến của ngành da giầy trong khu vực và trên thế giới, ngành công nghiệp da giầy Việt Nam không ngừng phát triển, đổi mới, đầu tư chiều sâu phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trong những năm gân đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh da giầy mới được thành lập, các doanh nghiệp đã đầu tư mới, mở rộng sản xuất và không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp da giầy Việt Nam như;Thượng Đình,ThụyKhuê,Thăng Long...đã phát triển một cách mạnh mẽ, họ có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao thiết bị máy móc và phong cách làm việc hiện đại hơn, bởi vậy họ đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa. Sự phát triển sản phẩm của của các công ty trong nước cùng với các sản phẩm từ nước ngoài nhập vào thị trường Việt Nam (với các con đường khác nhau) đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về sản phẩm trên thị trường giầy dép và tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường .

Thị trường Việt Nam với số dân khoảng gần 80 triệu, đây là một thị trường co;s nhu cầu tiêu thụ lớn, đa dạng về mặt hàng, chủng loại giầy theo số liệu thống kê của Bộ Công nghiệp, hàng năm thị trường này tiêu thụ khoảng 65 triệu đôi giầy (trung bình 0,8 đôi/người/năm). Đây là một mức tiêu thụ thấp so với nhu cầu, có thể do nhiều nguyên nhân, đặc biệt phải nói tới khả năng thanh

toán của người dân. Với số giầy phục vụ cho người lao động thì số lượng tiêu thụ hàng năm là 48 đến 72 triệu đôi ( nếu trung bình 1 người sử dụng 1 đến 1,5 đôi/năm )

Với nhu cầu này cho ta thấy nhu cầu tiêu thụ của thị trường này có thể lên tới 80 đến 120triệu đôi mỗi năm. Trong đó, hiện tại mức tiêu thụ tại thị trường trường này mới khoảng 65 triệu đôi ( tương đương 65% nhu cầu cần thiết) trong đó chỉ có khoảng 40 triệu đôi là sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất , còn lại là hàng nhập khẩu lậu chiếm lĩnh

Ta có thể xem bảng sau:

Năm Tổng sản lượng tiêu thụ (1000 đôi)

Sản lượng cung cấp nội địa (1000 đôi)

1999 53.800 26.057

2000 58.600 29.645

2001 65.000 38.000

Nhìn bảng trên ta thấy sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 10,8% Với mức tăng trưởng như vậy thì sản lượng giầy tiêu thụ của thị trường Việt Nam vào năm 2005 có thể là

65000 x 1,108 = 97965,32

Và sản lượng giầy do ccác doanh nghiệp trong nước cung cấp là (với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 27%/năm)

38000 x 1,27 = 98854,96

Theo thông báo mới đây của hội Công nghiệp da giầy Việt nam thì năm 2005 các doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp khoảng 60 triệu đôi ra thị trường nội địa.Với dự báo này thì ta thấy rằng đến năm 2005 các doanh nghiệp Việt nam chỉ đáp ứng được khoảng trên 50% nhu cầu thực tế của toàn bộ giầy nội địa. Vì vậy đoạn trống của thị trường nội địa hiện nay và tương lai còn rất lớn, còn phải được khai thác và đáp ứng (đang có nguy cơ bị thị trường nhập khẩu lấn át)

Một phần của tài liệu 667 Hoạt động Marketing trong lĩnh vực Ngân hàng ở Việt Nam , Thực trạng & Giải pháp (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w