0
Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tổ chức thực hiện và sử dụng kinh phí.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN, NHÂN GIỐNG VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH ỔI KHÔNG HẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG " POT (Trang 26 -28 )

4.1. Tổ chức thực hiện(Nêu các tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện, các hoạt động phối hợp với các tổ chức địa phương…) phối hợp với các tổ chức địa phương…)

Trong quá trình thực hiện đề tài, các cán bộ khuyến nông Hà nội và Thái Bình đã tham gia cùng với các cán bộ Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai các thí nghiệm cũng như xây dựng mô hình ứng dụng. Đặc biệt là các cán bộ của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống Nông lâm nghiệp Thái Bình.

4.2. Sử dụng kinh phí (tổng hợp theo từng nội dung của đề tài)

ĐV tính: 1000 đ

TT Nội dung chi

Kinh phí theo

dự toán được cấp Kinh phí Kinh phí đã sử dụng

Thuê khoán chuyên môn 128.010.000 128.010.000 128.010.000 Nguyên vật liệu, năng lượng 123.038.000 123.038.000 123.038.000 Chi khác 198.952.000 198.952.000 198.952.000

Tổng số: 450.000.000 450.000.000 450.000.000 VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1. Cây ổi hiện nay đang có xu hướng phát triển với các giống tương đối đa dạng, từ các giống địa phương như ổi Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội), ổi Vẹt (Thanh Trì, Hà Nội),Bo (Thái Bình) đến các giống ổi mới như ổi trắng (Viện Cây Lương thực), và một số giống ổi được du nhập như ổi Đài Loan, ổi Thái Lan… Tuy nhiên, việc trồng ổi cũng chỉ mang tính tự phát. Đa số người dân chưa đánh giá được hết những ưu nhược của giống trồng và thị trường tiêu thụ nên việc sản xuất mang tính rủi ro cao. Mặt khác, chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể nào được áp dụng đồng bộ nên năng suất và chất lượng của ổi còn có nhiều mặt hạn chế.

- Trong số các giống khảo nghiệm, giống ổi OTL vào OĐL1 tuy có số hoa và tỷ lệ đậu quả thấp hơn so với đối chứng nhưng khối lượng quả lớn: 280,5 gam (giống OTL) và 295,8 gam (giống OĐL1), mẫu mã đẹp, vỏ quả chín có màu vàng nhạt đến vang nhạt hơi xanh. Năng suất đạt được của giống OTL 3 năm tuổi trồng ở Thái Bình và Hà Nội đạt được là 21,4 kg/cây, bằng 133,8% so với đối chứng; Giống OĐL1 có năng suất đạt được là 24,1 kg/cây, bằng 150,6% so với đối chứng. Đặc biệt, quả của giống OTL hoàn toàn không có hạt và giống OĐL1 có hạt tương đối mềm so với giống đối chứng (tỷ lệ hạt chỉ chiếm 4,2% so với khối lượng quả). Mặt khác, chỉ tiêu về chất lượng quả không có sự khác biệt nhiều so với đối chứng. Đây là những đặc điểm phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay.

- Trong các phương pháp ghép ổi, phương pháp ghép đoạn cành cho tỷ lệ ghép sống cao nhất: 88,0% sau rồi mới đến công thức ghép mắt nhỏ có gỗ: 75,3%. Khả năng sinh trưởng của cành ghép ở công thức ghép đoạn cành là tốt nhất, đạt 26,3 cm sau ghép 60 ngày.

- Thời điểm ghép trong năm vào tháng 6 và tháng 8 cho tỷ lệ sống đạt 84 và 90%, cao hơn nhiều so với các công thức khác. Khả năng sinh trưởng của cành ghép nhanh nhất. Sau bật mầm 60 ngày, chiều dài cành ghép đạt được là 24,7 cm (ghép tháng 4) và 28,6 (ghép tháng 6).

- Công thức bón 150 gam ure + 200 gam supelân + 150 gam kaliclorua làm cho cây 1 năm tuổi sinh trưởng nhanh nhất: các đợt lộc có kích thước trung bình: 19,2 cm về

chiều dài, 0,74 cm về đường kính; chiều cao cây đạt được 102,5 cm và đường kính gốc là 2,30 cm.

- Công thức bón 250 gam ure + 350 gam supelân + 250 gam kaliclorua cho các giá trị cao nhất về tỷ lệ cành ra hoa (81,5%), tổng số quả/cây (88,3quả), khối lượng quả (288,3 gam) và năng suất (25,5 kg/cây).

- Hai lọai thuốc Supracide 25EC và Bian 40EC có hiệu quả trị rệp sáp

Chloropulvinaria psidii) cao. Tuy nhiên, khuyến cáo nên sử dụng Bian 40EC bởi thuốc Bian 40 EC có độc tính thấp hơn (nhóm 3) so với Supracide 25EC (nhóm 1).

- Với số lần phun score 250EC 5 lần, cách nhau 1,5 tháng đã khống chế được hoàn toàn bệnh thán thư do Colletotrichu

m gloeosporioides gây ra trên quả. Vớí tỷ lệ bệnh từ 0,5 - 1,0%, có thể chấp nhận được số lần phun thuốc là 4 lần, cách nhau 2

2. Đề nghị

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận hai giống OTL và OĐL1 là giống sản xuất thử cho vùng Đồng Bằng sông Hồng, tiến tới công nhận giống chính thức, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển các giống này ra ngoài sản xuất; công nhận biện pháp kỹ thuật nhân giống ổi bằng phương pháp ghép và quy trình trồng và chăm sóc ổi cho khu vực đồng bằng sông Hồng.

Chủ trì đề tài Cơ quan chủ trì

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN, NHÂN GIỐNG VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH ỔI KHÔNG HẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG " POT (Trang 26 -28 )

×