Khái quát về đất nước và con người Pháp

Một phần của tài liệu 260 Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Công ty May 10 (Trang 40 - 45)

hiện tại của trung tâm du lịch quốc tế và du học NATOURCO

2.2.2.1. Khái quát về đất nước và con người Pháp

Khái quát về nước Pháp: Tên chính thức: Cộng hoà Pháp Diện tích: 547.026 Km2

Dân số : 60.137.000 Thủ đô: Paris

Pháp nằm ở phía tây châu Âu, phía Nam giáp với Địa Trung Hải, phía Tây giáp Đại Tây Dương.

Địa hình: 2/3 là đồng bằng, đồi và cao nguyên thấpl; 1/3 là núi. Sông ngòi nhiều nhưng không có sông dài quá 1000 Km.

Miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn.

Miền trung là các cao nguyên thấp và trung bình. Miền nam là địa hình núi thuộc dãy AFFEN hùng vĩ

Khí hậu mát dịu và mát châu Âu. Pháp được tiếp nhận ảnh hưởng của 3 loại biển: Biển lạnh ( Bắc Hải ), biển ôn đới (Đại Tây Dương - eo Manche ), biển nóng ( Địa Trung Hải ).

Phía Đại Tây Dương: Có 2 mùa - Đông dịu và hè mát nhiều mưa. Phía lục địa: Có mùa rét lanh, mùa hè nóng.

Phía Địa Trung Hải: Mùa đông dịu, mùa hè rất nóng, ít mưa. Kinh tế:

Pháp là cường quốc kinh tế thứ 5, nước xuất cảng thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nhật, Đức. Nông nghiệp được canh tác trên 2/3 lãnh thổ. sản phẩm chủ yếu là lúa mỳ, ngô, mạch, thịt, bơ sữa, cư cải đường, nho để làm rượu vang. Pháp là nước tự túc được đáng kể sản phẩm nông nghiệp và chỉ nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, thức ăn gia súc. Ngành công nghiệp chính là dệt, hoá chất, ép, chế biến thực phẩm, xe động cơ, máy bay, điện công trình.

Giờ làm việc.

Một ngày làm việc ở Pháp bắt đầu từ khoảng 8 giờ đến 9 giờ và kết thúc khoảng 17 giờ đến 18 giờ. Thông thường người lao động Pháp ăn trưa vào khoảng 13 giờ tại nhà ăn của công ty hoặc ở một quán ăn nhanh. Mặc dù tỷ lệ chất béo chiếm đến 35-38% trọng lượng calo tiêu

thụ mỗi ngày, nhưng chỉ 8% người Pháp mắc bệnh bèo phì (ở Mỹ là 22%). Người Pháp luôn coi trọng các bữa ăn. Trong khi đó, người Mỹ coi việc ăn uống chỉ là “trạm nghỉ” giữa các sự kiện quan trọng khác trong ngày.

Tính cách dân tộc Pháp:

Người Pháp thông minh, lịch thiệp và khéo léo trong giao tiếp. Họ trọng hình thức, cầu kỳ ăn mặc, mặc diện. Người Pháp rất hài hước, châm biếm trước cái gì thái quá, thích tranh biếm hoạ. Khi gặp nhau rất hay bắt tay.Khác với người Anh, người Pháp ít khi tiếp đón khách xã giao tại nhà. Lần đầu tiên người ta mời khách thường có chút trịnh trọng và phải quen biết một thời gian rồi người ta mới mời bạn đến nhà.Tính cách Pháp có hai kiểu trái ngược: hào hiệp xốc nổi, đề cao cá nhân, sống hời hợt với người xung quanh; ngược lại là nông dân, tiết kiệm, thận trọng. Trong quan hệ với người Pháp không có khía cạnh thoải mái còn ẩn dấu một ý thức phân biệt đẳng cấp, có sự phân chia rõ ràng trong cách chào, cách nói, cách viết thư và đặc biệt là cách cư xử với phụ nữ. Người Pháp kỵ hoa cúc và không thích hoa cẩm chướng. Nếu tặng hoa và đồ trang sức cho phụ nữ Pháp, bạn có thể bị hiểu lầm là "quá thân mật" hoặc "mưu đồ mờ ám". Người Pháp không thích đề cập đến việc riêng tư trong gia đình và bí mật buôn bán trong khi nói chuyện.

Người Pháp đặc biệt say mê văn hoá nghệ thuật. Các hoạt động đọc sách, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, thể thao lôi cuốn đong đảo người Pháp tham gia. Ngày hội du lịch hàng năm của người Pháp được tổ chức vào 1/8.

Ẩm thực Pháp.

Các món ăn Pháp rất phong phú, đa dạng về số lượng, chủng loại, nhiều về số lượng nhưng lại rất ngon, tinh tế, hài hoà về hương vị, phù hợp với nhiều người. Văn hoá ẩm thực Pháp sớm được hình thành và ổn

định từ thời phong kiến, ngày nay nó trở thành chuẩn mực cao trên thế giới, thành đại diện chung cho cả lối ăn Âu-Mỹ.

Điểm nổi bật nhất trong văn hoá ẩm thực Pháp là họ rất ưa hình thức. Với họ, bữa ăn không chỉ ngon miệng mà phải còn ngon mắt, do đó hình thức trình bày, dụng cụ sử dụng và ăn như thế nào với họ là rất quan trọng. Người Pháp ưa một kiểu trang trí lịch sự, lãng mạn và tinh tế: một bộ đồ ăn bằng bạc, trang trí những đường cong hoa văn nổi, mô phỏng tự nhiên là đẹp nhất. Trang trí trên bàn ăn cũng rất quan trọng, một lọ hoa, một vài cây nến trên giá trạm khắc công phu… Rồi đến cách trang trí phòng ăn: phòng ăn phải thật rộng, cao, sang trọng, phải có trang trí bằng đèn chùm pha lê lung linh rực rỡ. Những người phục vụ mặc đồng phục nghiêm chỉnh sau mỗi bàn ăn.

Các nghi lễ trước bàn ăn:

Khi vào bàn ăn, hai tay luôn phải đặt trên bàn, người chủ tiệc bao giờ cũng được bố trí ngồi ở ghé cao hơn hoặc rộng hơn hoặc lùi lên so với các ghé khác. Khách mời luôn phải đến đúng giờ. Khi vào phòng ăn nhất thiết phải đứng chờ khi nào chủ nhân tỏ ý mời mọi người mới bắt đầu lấy thức ăn. Khi ăn xong cũng phải đợi chủ tiệc đứng lên mới được rời khỏi bàn tiệc.

Thức ăn không bao giờ được dùng tay đụng vào, sờ vào mà chỉ dùng dao, dĩa, thìa để cắt hay lấy thức ăn. Lưu ý khi cắt không được gây ra tiếng động. Bánh mỳ là món ăn duy nhất có thể dùng tay bẻ và phết bơ.

Mỗi khi dùng xong 1 món ăn, dao, dĩa, thìa phải được đặt ngay ngắn trên đĩa theo kiểu thể hiện muốn hay không muốn ăn nữa của thực khách. Người Pháp luôn lưu ý đến việc dùng dao, không bao giờ đưa dao lên miệng. Khi ăn súp đặc phải múc ra đĩa và dùng thìa múc từ cạnh

đĩa (không múc từ giữa đĩa) và tuyệt đối không gây va chạm và tiếng ồn. Và sẽ thật thiếu lịch sự khi gần hết súp mà lại nghiêng đĩa để múc.

Cách ăn:

Thức ăn chia theo từng xuất, không bày vào bát đĩa ăn chung và phục vụ theo thứ tự nhất định khá nghiêm ngặt. Người Pháp cũng ăn 3 bữa chính trong ngày và ăn từ 2 đến 3 bữa phụ, trong mỗi bữa ăn trước khi ăn tráng miệng họ thường dùng pho mát.

Nguyên liệu chế biến:

Nguyên liệu sử dụng nhiều nhất là: mì, bơ, phomat, dầu oliu, thịt bò, gà, cừu, lợn, cá, tôm… hầu như các món ăn của người Pháp đều có sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ sữa và dầu thực vật.

Kỹ thuật chế biến:

Sử dụng hầu hết các phương pháp nhưng phổ biến nhất là quay, nướng, bò lò và rán. Họ chú trọng việc sử dụng các loại nước sốt cho vào chế biến, ăn kèm hoặc trộn lẫn vào các món ăn. Họ cũng rất thành công trong chế biến. Khi sử dụng các loại rượu vào món ăn từ khâu tẩm ướp tạo hương vị cho món ăn.

Món ăn:

Ngoài súp là món ăn có nhiều nước, còn lại các món ăn đều ở trạng thái khô, đặc ít nước. Món ăn của Pháp phong phú về chủng loại gồm các món mềm, nhừ đến món tái sống. Thức ăn không cay quá, chua quá hay ngọt quá, có vị mặn vừa phải và trang trí đẹp, hài hoà tránh rườm rà ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Thực đơn:

Người Pháp rất cầu kỳ trong việc thiết kế bảng thực đơn. Quyển thực đơn của những nhà hàng sang trọng thường được đóng thành quyển bọc bằng bìa da, bố cục sắp xếp các món ăn rất rõ ràng, khoa học thường dùng tiếng Pháp. Trong một bữa ăn, các món ăn phải được lựa

chọn rất kỹ. Họ cố tránh để không bao giờ có sự trùng lặp về phương thức chế biến, màu sắc của món ăn. Trong bữa ăn họ thường chỉ dùng một món chính.

Điểm đặc biệt trong bữa ăn của người Pháp, hay nói cách khác, đây chính là một nét đặc trưng trong ẩm thực của họ đó là: rượu vang. Trong một bữa ăn người Pháp uống nhiều rượu vang, và tuỳ thuộc vào từng loại món ăn thi họ dùng những thứ rượu vang khác nhau.

Người Pháp cũng rất thích ăn rau, món rau hằng ngày của người Pháp lúc nào cũng được trộn với dầu ôliu, bơ, vài loại thảo dược và gia vị. Những món rau đó không gây ngán thậm chí còn gây thèm muốn vì hương vị thơm ngon của rau trộn.

Ngày nay, do cuộc sống hàng ngày có nhiều thay đổi, văn hoá ẩm thực của người Pháp cũng có biến đổi theo:

Họ ít dùng rượu vang hơn trước, ít hút thuốc lá và thay vào đó là uống nước khoáng thiên nhiên, và sử dụng nhiều các món ăn từ hoa quả và thuỷ sản. Thịt, bơ, sữa giảm dần và tiêu thụ nhiều thức ăn đông lạnh chế biến sẵn. Bữa ăn sáng được coi trọng hơn trước (trước đây bữa ăn sáng được coi là bữa ăn nhẹ thời gian chỉ khoảng 10 phút),và thêm một số loại như ngũ cốc sấy khô, sữa tươi và nước hoa quả.

Một phần của tài liệu 260 Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Công ty May 10 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w