Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà- Hà Nội (Trang 70)

- Đặc điểm chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi từng phân xưởng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Tại Công ty Thái Hòa có các khoản chi phí sản xuất chung sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng

- Chi phí CCDC

- Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác

Biểu 2.14:

SỔ CÁI

Tháng 01 năm 2006

Tên tài khoản:Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu tài khoản: 622

Đơn vị tính : Đồng Việt Nam

NTGS Chứng Từ Diễn Giải Trang sổ

Nhật kí Số hiệu TK đối Số phát sinh

SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ - - 31/01 31/01 Tiền lương CNTT sản xuất 11 334 79.146.900 31/01 31/01 BHXH trả CN sản xuất 11 3383 11.872.035 31/01 31/01 BHYT trả CN sản xuất 11 3384 1.582.938 31/01 31/01 Kết chuyển chi phí NCTT 11 154 92.601.873 Cộng phát sinh 92.601.873 92.601.873 Dư cuối kỳ - -

(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán) - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung

Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Thái Hòa được chi tiết theo từng khoản chi phí như trên. Thông qua sử dụng các sổ chi tiết và sổ tổng hợp như: Sổ chi tiết TK 627, Sổ Nhật ký chi tiền, sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 627, Bảng Phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ NVL và CCDC, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng

Tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH và BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng là khoản chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng và sẽ tính vào giá thành sản phẩm sản xuất tại phân xưởng đó. Lương của nhân viên quản lý phân xưởng được tính theo lương thời gian lao động.

Tiền lương gián tiếp = Thời gian làm việc × Đơn giá thời gian

Cũng giống như lương công nhân trực tiếp sản xuất, lương gián tiếp của nhân viên quản lý phân xưởng do kế toán tiền lương tính và thông qua “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” để tiến hành hạch toán, với bút toán:

Nợ TK 6271: 9.668.412 Có TK 334: 8.263.600 Có TK 3383: 1.239.540 Có TK 3384: 165.272

 Chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng tại phân xưởng. Nguyên vật liệu dùng tại phân xưởng là dầu chạy máy, dầu bôi trơn phục vụ sản xuất, sửa chữa. Trong khi đó công cụ dụng cụ dùng tại phân xưởng có thể kể đến các loại như hộp đựng, dây curoa, túi Nylon…

Các loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ này được quản lý và theo dõi riêng, định kỳ kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho để vào Bảng Kê Nhập-Xuất-Tồn, cuối tháng lập “Bảng phân bổ NVL-CCDC”. Trên cơ sở đó để ghi sổ chi tiết TK 627, sổ Nhật ký chung, sổ Cái các tài khoản. Với nguyên vật liệu:

Nợ TK 6272: 73.580.680

Có TK 152: 73.580.680 Với công cụ dụng cụ:

Có TK 153: 14.256.800

 Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ.

Tài sản cố định sử dụng tại phân xưởng sản xuất như các loại máy sấy, máy xát, các thiết bị phục vụ sản xuất, nhà xưởng, nhà kho… Kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá sử dụng TSCĐ và thời gian sử dụng hữu dụng của tài sản để tính ra mực khấu hao trong tháng.

Phương pháp tính khấu hao tại Công ty là khấu hao theo đường thẳng. Công thức tính như sau:

Mức khấu hao trích

trong năm = Nguyên giá TSCĐ x bình quân nămTỷ lệ khấu hao

Mức khấu hao phải trích

trong tháng = Mức khấu hao phải trích trong năm 12

Tỷ lệ khấu hao sử dụng trong công thức được cụ thể theo từng loại tài sản khác nhau. Hiện tại Công ty đang áp dụng tỷ lệ khấu hao theo khung thời gian quy định tại QĐ 206 về Quản lý và trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài chính. Chi tiết được trình bày trong Phụ lục 01 “Khung thời gian tính khấu hao TSCĐ”.

Hàng tháng kế toán TSCĐ tính và trích khấu hao cho các tài sản thông qua Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, đây là cơ sở để kế toán ghi sổ chi tiết TK 627, sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 627. Qua Biểu 2.15 là Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 1 năm 2006.

Biểu 2.15:

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẨU HAO TSCĐ

Tháng 01/2006

Công ty TNHH Thái Hòa Đơn vị VNĐ STT Tên Ký Số Đơn giá Nguyên giá Tỷ lệ Khấu hao

TSCĐ hiệu lượng khấu hao tháng 03 (1) (2) (3) (5) (6) (7) (8) (9) 1 Máy sấy số 1 WM 01 1 358.606.120 758.606.120 8% 2.390.707 2 Máy xay cà phê GM03 1 126.325.000 696.325.000 10% 1.052.708 3 Thiết bị sản xuất TB05 1 59.320.000 59.320.000 8% 395.467 4 Nhà kho NK 01 1 159.500.000 159.500.000 5% 664.583 ….. Tổng cộng 7.250.535

(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)

Qua “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” mà kế toán Công ty lập ta thấy chưa tuân thủ theo quy định kế toán hiện hành. Bảng tính chưa phản ánh số khấu hao tháng trước, số khấu hao phát sinh tăng cũng như phát sinh giảm trong tháng. Vì vậy thông tin mà bảng tính này cung cấp cho nhà quản lý là chưa đầy đủ.

 Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài.

Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng sản xuất bao gồm các chi phí cho điện, nước, điện thoại, chi phí thuê xe nâng, …

Chi phí dịch vụ mua ngoài được xác định hàng tháng căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ mua ngoài. Như:

Phiếu thu tiền điện tháng 01 năm 2006: 8.371.990

Hóa đơn cung cấp nước của Công ty nước sạch Thành phố Hà Nội tháng 01 năm 2006: 7.006.650

Hóa đơn cước phí dịch vụ điện thoại: 6.053.250

Hợp đồng năm về thuê xe nâng của Công ty Hải An, mỗi tháng có hóa đơn là 8.250.000 chưa có thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ trên các chứng từ này kế toán ghi sổ nhật ký chi tiền, sổ chi tiết TK331, sổ nhật ký chung theo định khoản:

Nợ TK 6277: 28.298.900 Nợ TK 1331: 1.795.490

Có TK 331: 30.094.390

 Chi phí bằng tiền khác

Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí ngoài các khoản đã đề cập ở trên, và nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất. Đó có thể là: Chi phí bốc xếp hàng, chi phí vận chuyển nguyên liệu trong kho, chi phí sửa chữa… Các chi phí này phát sinh bất thường, giá trị biến động, vì vậy việc tập hợp thường căn cứ ngay trên chứng từ phát sinh để ghi nhận vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết TK 627 theo định khoản:

Nợ TK 6278: 4.543.696 Có TK 111: 4.543.696

- Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Cuối tháng kế toán căn cứ trên các Bảng phân bổ NVL-CCDC, Bảng tính và phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để tập hợp chi phí sản xuất chung trên toàn phân xưởng. Sau khi có được tổng số chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng trên tài khoản 627, kế toán tiền hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung về tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.

Bút toán này được thực hiện thông qua định khoản sau: Nợ TK 154: 137.599.023

Có TK 6271: 9.668.412 Có TK 6272: 73.580.680 Có TK 6273: 14.256.800 Có TK 6274: 7.250.535

Có TK 6277: 28.298.900 Có TK 6278: 4.543.696

Kế toán tiến hành ghi Sổ Cái TK 627 từ sổ Nhật ký chung:

Biểu 2.16: SỔ CÁI

Tháng 01 năm 2006

Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu tài khoản: 627

Đơn vị tính : Đồng Việt Nam

NT

GS Chứng TừSH NT Diễn Giải Trang sổ Số hiệu TK đối NợSố phát sinhCó

Dư đầu kỳ - -

17/01 17/01 Trả tiền thuê sửa máy móc 4 111 1.543.696 25/01 25/01 Trả tiền dịch vụ điện 5 331 7.610.900 25/01 25/01 Trả tiền dịch vụ điện thoại 5 331 5.765.000 25/01 25/01 Trả tiền nước 5 331 6.673.000

28/01 28/01 Trả tiền thuê xe nâng 6 331 8.250.000

31/01 31/01 Tiền lương nhân viên

QLPX 6 334 8.263.600 ….. Kết chuyển chi phí sản xuất chung 6 154 137.599.023 Cộng phát sinh 137.599.023 137.599.023 Dư cuối kỳ - -

(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán) d. Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty Thái Hòa.

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ đều được tập hợp vào bên Nợ của tài khoản này.

Biểu 2.17:

SỔ CÁI

Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu tài khoản: 154

Đơn vị tính : Đồng Việt Nam

NTGS Chứng Từ Diễn Giải Trang

sổ NK TK đối Số hiệu Số phát sinh

SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ - - 31/01 31/01 K/c chi phí NVLTT 621 3.945.125.699 31/01 31/01 K/c chi phí NCTT 622 92.601.873 31/01 31/01 K/c chi phí SXC 627 137.599.023 31/01 31/01 Thành phẩm nhập kho 155 4.175.326.595 Cộng phát sinh 4.175.326.595 4.175.326.595 Dư cuối kỳ - -

(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)

2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thái Hòa. Thái Hòa.

2.2.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang.

Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà là đơn vị sản xuất chế biến cà phê nhân xuất khẩu, loại hình sản xuất tương đối lớn, quy trình công nghệ liên hoàn. Tuy nhiên nhờ lập kế hoạch sản xuất chi tiết nên quá trình sản xuất thường không phát sinh sản phẩm dở dang. Với số ít sản phẩm dở dang tồn cuối ngày thường là cà phê sau khi đã qua công đoạn sấy, nhặt chọn, vì vậy giá trị sản phẩm dở dang cũng là giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng. Vậy chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính qua công thức:

= Chi phí SPDD + Chi phí NVLTT x

Chi phí đầu kỳ phát sinh trong kỳ Số lượng

SPDD SPDD

cuối kỳ Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm cuối kỳ hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ

Công tác kế toán xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được tiến hành như sau:

- Cuối tháng, quý nhân viên thống kê phân xưởng tiến hành kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang, số liệu này được ghi vào biên bản và gửi lên phòng kế toán.

- Kế toán tổng hợp và tính chi phí của sản phẩm làm dở theo công thức trên. Sau đó lập biên bản kiểm kê sản phẩm làm dở để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Tuy nhiên, khi kết thúc tháng 03/2005, Công ty không có sản phẩm dở dang nên chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty trong tháng này không có.

2.2.3.2. Đặc điểm tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thái Hòa.

a.Đặc điểm chung tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Công ty Thái Hòa xác định giá thành đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất ra các sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

Công tác tính giá thành được ban lãnh đạo Công ty xác định là một công việc hết sức quan trọng, bởi lẽ nó quyết định tới kết quả kinh doanh trong kỳ của Công ty. Đồng thời gián tiếp là sự thể hiện năng lực quản lý của ban lãnh đạo. Mặt khác trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường, mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng và hạ gía thành sản phẩm là nhân tố quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.

b.Phân loại giá thành và đối tượng tính giá thành

Để thuận tiện cho việc quản lý Công ty tiến hành phân loại giá thành theo tính chất và phạm vi mà chi phí phát sinh liên quan. Theo đó có hai loại giá thành đó là Giá thành sản xuấtGiá thành toàn bộ (hay Giá thành sản phẩm tiêu thụ):

Giá thành sản xuất là các hao phí của các yếu tố để tạo nên sản phẩm như Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.

Giá thành toàn bộ: Bao gồm trong đó giá thành sản xuất ra sản phẩm và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho số sản phẩm đã tiêu thụ.

Đối tượng tính giá thành được kế toán tại công ty xác định là giá thành của toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Mặc dù trong quy trình công nghệ chế biến của công ty có thể có nhiều công đoạn khác nhau. Song bán thành phẩm của các công đoạn này không được coi là đối tượng tính giá thành vì không có giá trị sử dụng các bán thành phẩm này, và công ty không có mục đích tiêu thụ ngay các bán thành phẩm này.

2.2.3.3. Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

a.Các quy định kế toán trong tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

 Kỳ tính giá thành

Công ty TNHH Thái Hoà có kỳ kê toán là hàng tháng, do vậy công tác kế toán tại công ty được thực hiện theo kỳ kế toán tháng trong đó có cả kế toán tính giá thành sản phẩm. Vậy nên kỳ tính giá thành của công ty là phù hợp với kỳ lập báo cáo.

 Các khoản mục tính giá thành

Kế toán tập hợp chi phí tại công ty xác định việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Vậy nên công tác tính giá thành cũng căn cứ trên ba khoản mục phí nói trên để tính giá thành sản phẩm.

 Phương pháp tính giá thành

Như đã nói ở trên, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí theo sản phẩm cà phê nhân, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành của công ty là hoàn toàn phù hợp với nhau.

Xuất phát từ thực tế của hoạt động sản xuất, với cùng nguyên liệu đầu vào nhưng sản phẩm hoàn thành của Công ty bao gồm cà phê Arabica loại 1, loại 2, loại 3. Do vậy công ty đã lựa chọn phương pháp hệ số trong tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh và công tác kế toán của công ty, đó là việc sản xuất khép kín, mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm cụ thể khác nhau. Công tác hạch toán chi phí cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là theo từng phân xưởng.

Với hệ số quy đổi như sau: Cà phê Arabica loại 1: 1 Cà phê Arabica loại 2: 0,92 Cà phê Arabica loại 3: 0,8

Thông qua hệ số quy đổi sản phẩm nói trên, kế toán xác định khối lượng và giá thành sản phẩm gốc. Từ đó tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.

b.Quy trình tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

Trong tháng 1 năm 2006 Công ty không có sản phẩm dở dang đầu kỳ cũng như cuối kỳ nên:

Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất

hoàn thành sản phẩm

Dựa trên kết quả tập hợp chi phí được thực hiện thì tổng chi phí sản xuất sản phẩm được tập hợp trên tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Trong tháng 1 năm 2006 phân xưởng sản xuất Liên Ninh đã sản xuất được:

Cà phê Arabica loại 1: 146.275 kg Cà phê Arabica loại 2: 52.863 kg Cà phê Arabica loại 3: 34.840 kg

Kế toán tiến hành quy đổi về sản phẩm gốc thông qua hệ số quy đổi như sau:

Cà phê Arabica loại 1: 146.275 x 1 = 146.275 kg Cà phê Arabica loại 2: 52.863 x 0,92 = 48.634 kg Cà phê Arabica loại 3: 34.840 x 0.8 = 27.872 kg Tổng sản phẩm quy chuẩn: 222.781 kg

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà- Hà Nội (Trang 70)

w