Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài gòn chi nhánh Hà nội (Trang 69 - 71)

Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động tín dụng được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện trong nhiều năm, đó chính là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là những hướng dẫn chung cho cán bộ ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng khả năng sinh lời đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn của khách hàng.

Nội dung chính sách tín dụng bao gồm chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ…trong đó chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng là một trong những chính sách cực kì quan trọng. Ngân hàng cần đưa ra các mức lãi suất tín dụng khác nhau tuỳ theo kì hạn, tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng. Lãi suất có thể cố định trong suốt kì hạn tín dụng hoặc biến đổi tuỳ theo thay đổi của lãi suất thị trường. Ngân hàng đưa ra mức lãi suất định trước nhưng có thể cho phép các cán bộ tín dụng đưa ra mức lãi suất thoả thuận trong giới hạn cho phép đối với những khách hàng truyền thống, khách hàng vay lớn.

Đồng thời khi xây dựng chính sách tín dụng, ngân hàng phải tính đến rủi ro lãi suất, lãi suất hoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường vì thế cần đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, đa dạng trên cơ sở đảm bảo được khả năng sinh lời cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Lãi suất tín dụng phụ thuộc nhiều yếu tố khác như lãi suất huy động, chi phí khác, thuế, rủi ro… vì thế cần xây dựng một chính sách lãi suất đồng bộ, linh hoạt, có cơ cấu hợp lý…và phải được phổ biến đến mọi cán bộ tín dụng.

Xây dựng chính sách tín dụng, ngân hàng còn cần phải xác định một cơ cấu nợ hợp lý. Hiện nay dư nợ cho vay của SCB Hà Nội đối với DNVVN chủ yếu tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn mà dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ cho vay. Vì thế trong thời gian tới, Ngân hàng cần tập trung phát triển tín dụng trung dài hạn. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn trung dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật…và trong điều kiện phát triển nhanh chóng của Khoa học và Công nghệ thì nhu cầu vốn trung dài hạn để đầu tư ngày càng gia tăng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi có thể giúp cho ngân hàng mở rộng được doanh số cho vay, vì thế ngân hàng cần tận dụng khai thác để phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn.

3.2.2 Đa dạng hóa các loại tài sản đảm bảo

Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức cho vay, cần đa dạng hoá hơn các loại tài sản đảm bảo. Danh mục tài sản đảm bảo của SCB Hà Nội là thế chấp bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, đặc biệt là đối với các khoản phải thu hoặc là cầm cố bằng trái phiếu, kỳ phiếu đã được ngân hàng đưa vào danh mục tài sản đảm bảo…còn tuy nhiên còn có các loại tài sản khác như hàng hoá, các hợp đồng bảo hiểm hợp đồng nhận thầu… Ngân hàng muốn thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần phải mở rộng danh sách các tài sản đảm bảo này bởi hầu hết các DNVVN có tài sản nhỏ, không đủ điều kiện để thế chấp vay vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài gòn chi nhánh Hà nội (Trang 69 - 71)