Tổ chức hệ thống đường sắt trong xí nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Nguyên Lý Thiết Kế Kiến Trúc Công Nghiệp - KTS Lê Hữu Trình pptx (Trang 33 - 35)

- Khoảng cách nhà đáp ứng yêu cầu về yêu cầu cảnh quan:

3.8.1. Tổ chức hệ thống đường sắt trong xí nghiệp

*Phm vi áp dng :

- Thường áp dụng cho các XNCN có khối lượng vận chuyển lớn hơn 45.000 tấn/năm

- Các XNCN có hàng hoá cồng kềnh

- Những XNCN được bố trí trong khu CN có đường sắt Æ có thể bố trí đường sắt để vận chuyển.

- 34 -

* Kích thước: Khổ đường rộng 1435, 1000, 750, 600mm (xe goòng). Hiện nay ở nước ta, phổ biến nhất là loại khổ đường rộng 1000mm.

* B trí :

- Hệ thống đường sắt bên trong XN được nối trực tiếp với hệ thống đường sắt quốc gia hoặc đường sắt của khu công nghiệp.

- Tổ chức đường nhánh vào XNCN có thể theo ba kiểu sau, tuỳ thuộc vào đặc điểm khu đất và hệ thống đường sắt bên ngoài :

+ Kiểu cụt + Kiểu vòng + Kiểu xuyên qua

- Ga điều hành được bố trí trong khu đất xí nghiệp (cho XN lớn), hoặc bố trí bên ngoài (cho XN nhỏ).

Hình 3.10- Sơđồ t chc h thng đường st dn vào xí nghip

a- Kiểu cụt; b- Kiểu vòng; c- Kiểu xuyên qua; 1- ga đường sắt bên ngoài xí nghiệp; 2- đường dẫn; 3- ga của xí nghiệp; 4- xí nghiệp công nghiệp

* Gii pháp quy hoch :

Phụ thuộc vào quy mô, yêu cầu của dây chuyền công nghệ, đặc điểm hình dáng khu đất, các thông số kỹ thuật của tàu ( oại toa tàu, đầu tàu..), khối lượng vận chuyển .vv.

Hiện nay, có bốn giải pháp quy hoạch hệ thống đường sắt trong các XNCN: - Hệ đường sắt cụt

- Hệ đường sắt kiểu vòng - Hệ đường sắt kiểu xuyên qua - Hệ đường sắt kiểu kết hợp

Đường nhánh bên trong XN có thể có một hoặc nhiều đường, có thể đi bên ngoài xưởng hoặc đi xuyên qua phân xưởng theo yêu cầu của vận chuyển hàng hoá hoặc công nghệ của XNCN.

- 35 -

Hình 3.11- Các gii pháp b trí đường st trong xí nghip

a/ Đường sắt kiểu cụt; b/ Đường sắt kiểu vòng; c/ Kiểu xuyên qua; d/ Kiểu hỗn hợp 1- ga của xí nghiệp; 2- đường nhánh trong xí nghiệp; 3- Kho hoặc nhà sản xuất

* Nguyên tc thiết kế :

- Phải phù hợp cao nhất dây chuyền sản xuất chung toàn xí nghiệp, không cản trở mọi hoạt động sản xuất.

- Đảm bảo việc vận chuyển hợp lý nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm đến trực tiếp các kho, bãi chứa hàng, các phân xưởng gia công, chế biến, hạn chế số lần trung chuyển.

- Bảo đảm sự hợp tác mật thiết, nhịp nhàng và hạn chế nhiều nhất sự chồng chéo, cắt nhau giữa các loại phương tiện vận chuyển khác trong xí nghiệp.

- Hạn chế tối đa diện tích đất dùng cho xây dựng hệ thống đường sắt, vì diện đất sử dụng để bố trí đường sắt, có thể làm tăng diện tích chung lên 25-30% so với đường bộ.

- Phải tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đường sắt ở nước ta, đồng thời phải có dự báo khả năng hoà nhập với hệ thống đường sắt quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng Nguyên Lý Thiết Kế Kiến Trúc Công Nghiệp - KTS Lê Hữu Trình pptx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)