Giải pháp để tăng cường áp dụng Marketing xuất khẩu ở Việt

Một phần của tài liệu 242 Xu hướng tiêu dùng của thị trường dịch vụ hậu cần cho Triển lãm, Hội chợ và tổ chức sự kiện quốc tế tại Việt Nam hiện nay và các giải pháp marketing. (Trang 91)

3.3.1. Nâng cao nhận thức về Marketing xuất khẩu

Hiện nay tuy Marketing xuất khẩu chưa thực sự phổ biến ở Việt nam nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang sử dụng các công cụ của Marketing. Do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt nam nói chung cần phải tự nâng cao nhận thức của mình về hoạt động Marketing xuất khẩu . Hiện nay, trong quá trình tìm hiểu về Marketing xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do sách báo viết về Marketing xuất khẩu không nhiều do vậy thông tin thị trường cho các doanh nghiệp là chưa nhiều. Trên thị trường sách viết về marketing và các bí quyết Marketing rất nhiều nhưng trong số đó rất ít cuốn sách đề cập đến Marketing xuất khẩu . Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam cần có sự lựa chọn đầu tư chọn lọc thông tin khi tìm giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp có thể tìm hiểu về Marketing xuất khẩu cũng như cách để sử dụng nó một cách hiệu quả là Internet. Hiện nay, internet rất phổ biến ở Việt Nam và các doanh nghiệp đa số đều trang bị máy tính và nối mạng internet để phục vụ cho công việc của mình do vậy rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng kho dữ liệu khổng lồ trên thế giới. Sách về Marketing xuất khẩu ở Việt nam thì không nhiều nhưng trên mạng thì rất nhiều. Hiểu về Marketing xuất khẩu một bộ phận không thể thiếu được của Marketing xuất khẩu là cơ sở dữ liệu khách hàng. Cơ sở dữ liệu khách hàng quan trọng đến mức nhiều khi người ta vẫn hay gọi Marketing xuất khẩu là Marketing cơ sở dữ liệu khách hàng. Cơ sở dữ liệu khách hàng không chỉ hữu ích cho doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động Marketing xuất khẩu mà nó còn hữu dụng trong rất nhiều khâu như kinh doanh, phân phối... Hiểu biết về khách hàng ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu với doanh nghiệp, nắm được thông tin về khách hàng ngày càng trở nên có tính chất sống còn với một doanh nghiệp.

Không chỉ có các nhà bán lẻ mới dành sự quan tâm đặc biệt đến các thông tin về khách hàng, các nhà sản xuất cũng coi các thông tin này là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sản phẩm. Họ nhận thức được rằng yếu tố tạo nên sự thành công của sản phẩm là phải hiểu sâu sắc mong muốn, nhu cầu, thói quen của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải sớm có những nhận thức này để có sự đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng. Để đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng thì doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí ban đầu không phải là nhỏ: bỏ tiến mua máy tính, các phần mềm quản lý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ cần xây dựng một lần và sau đó chỉ cần thường xuyên cập nhật nó. Hiện nay, ở Việt Nam các công ty cung cấp các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp khá phổ biến. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các nhà cung cấp như VNPT , FPT, VDC... để có sự tư vấn và sử dụng các giải pháp phần mềm thích hợp với doanh nghiệp. Các công ty này cũng cung cấp các dịch vụ khách hàng tương đối tốt trong và sau khi bán sản phẩm nên các doanh nghiệp có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của họ.

3.3.2. Đào tạo kỹ năng tiến hành Marketing xuất khẩu cho các nhân viên của doanh nghiệp doanh nghiệp

Đây sẽ là một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp của Việt Nam vì bộ phận nhân viên này là những người trực tiếp tiến hành trực tiếp triển khai chiến lược Marketing xuất khẩu và đương nhiên là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do vậy, mối quan hệ giữa công ty và khách hàng là hết sức nhạy cảm chỉ một sai sót nhỏ nhặt cũng có thể dẫn đến mất đi một khách hàng trung thành hay một khách hàng tiềm năng. Do đó,việc đào tạo kỹ năng làm việc cho nhân viên là khâu quan trọng thiết yếu nhưng đây cũng là công việc khá khó khăn với các doanh nghiệp do hạn chế về chi phí. Hiện nay, nhìn chung trong các DN Việt Nam nhất là các DN trong khu vực tư nhân trình độ lao động của nhân viên là không cao. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có phòng Marketing riêng biệt mà đặc biệt công việc Marketing xuất khẩu sẽ do toàn thể nhân viên trong công ty thực hiện.Do vậy các SMEs nên lập các phòng ban Marketing riêng quy mô bao nhiêu nhân viên là phụ thuộc quy mô của

doanh nghiệp. Sau đó các DN nên chú trọng hơn nữa đến khâu tuyển dụng nhân viên đặc biệt là cho phòng ban Marketing. Do một thực tế là các DN không có đủ kinh phí để đào tạo các nhân viên làm việc vì vậy trong khâu tuyển dụng nên chú trọng tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm hoạt động Marketing xuất khẩu dù ít dù nhiều, khi đó sẽ tiết kiệm hơn chi phí đào tạo nhân viên mới

3.3.3. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động Marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp. khẩu trong các doanh nghiệp.

Hiện nay, nhà nước đã và đang có sự quan tâm quản lý nhất định đến các hoạt động thuộc lĩnh vực Marketing thể hiện ở sự ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực Marketing. Tuy nhiên,trong hệ thống pháp luật hiện nay cũng còn có nhiều điểm gây tranh cãi đòi hỏi phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ nhất, phải nhanh chóng bổ sung những văn bản pháp quy để điều chỉnh và hướng dẫn một số hoạt động Marketing xuất khẩu mà trước đây chưa có văn bản nào điều chỉnh nhà nước càng cần phải có sự đi trước một bước trong việc ban hành các văn bản pháp lý điều chỉnh. Thực tiễn hoạt động và phát triển của hoạt động Marketing xuất khẩu cho thấy nó có thể gây nhiều nguy cơ xâm hại đời sống riêng tư của người tiêu dùng, dễ gian dối lừa gạt... Do vậy, rất cần có sự quản lý bằng pháp luật của nhà nước để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và hướng hoạt động marketing trực tiếp ở Việt Nam ngay từ đầu đã phát triển theo đường lối chính quy đúng đắn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cần bổ sung những văn bản dưới luật, những văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể các chủ thể pháp luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có những căn cứ cần thiết tổ chức việc thực hiện các văn bản này được tốt hơn.

Sự hỗ trợ và đầu tư của nhà nước cần nhắm vào những lĩnh vực mà bản thân từng doanh nghiệp không đủ sức tiến hành hoặc đầu tư không có hiệu quả, hoặc chỉ từng doanh nghiệp làm thì chưa đủ. Cụ thể là:

- Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cần coi trọng và đặc biệt nên tập trung chú ý tuyên truyền sâu rộng những nội dung và ý nghĩa đích thực của hoạt động marketing xuất khẩu trong toàn xã hội.

- Nhà nước cũng cần hình thành một hệ thống thu thập, phân tích xử lý và phổ biến những thông tin cần thiết chuyên đề về Marketing xuất khẩu để đáp ứng nhu cấu thông tin của doanh nghiệp, dưới dạng cho không hoặc bán lại. Trước hết và tối thiểu là các thông tin về văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động Marketing xuất khẩu, tiếp đến là những thông tin về thị trường khách hàng và các thông tin về thị trường thế giới.

- Tạo điều kiện đồng thời thúc đẩy sự phát huy tác dụng của các Hiệp hội như: Hội Marketing, Hiệp hội quảng cáo và Hội bảo vệ người tiêu dùng. Nhà nước cũng là người trung gian gắn kết các Hiệp hội này lại để cùng phục vụ tốt hơn cho hoạt động Marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

- Quan tâm và tạo điều kiện để phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực về Marketing xuất khẩu. Hiện tại nhân lực có trình độ trong các hoạt động marketing là rất ít và yếu trong khi các cơ sở đào tạo lại rất hiếm.

Thứ hai, đổi mới tổ chức bộ máy điều hành của Nhà nước về Marketing xuất khẩu theo một số hướng sau:

- Không nên để quá nhiều cơ quan khác nhau cùng tham gia điều hành mà phải phân công phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan này.

- Trong trường hợp nếu có nhiều cơ quan tham gia điều hành thì phải có cơ quan đóng vai trò là người tổng chỉ huy để kết nối và thống nhất quản lý.

- Các cơ quan nhà nước luôn giữ vai trò điều hành quản lý.Tuy nhiên Marketing xuất khẩu cần phải là những tổ chức độc lập, chuyên nghiệp có biên chế, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Tránh tình trạng thiết lập các tổ chức đa chức năng, trong đó nội dung quản lý về Marketing được coi như là nhiệm vụ thứ yếu bổ sung thêm vào.

3.3.4. Nhà nước cần có các chương trình ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhỏ

Các chương trình nhà nước hỗ trợ cụ thể là:

-Tổ chức các triển lãm thương mại ảo hoặc triển lãm điện tử để hỗ trợ và phục vụ các phái đoàn thương mại.Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia.

- Tổ chức và cung cấp kịp thời các kết quả nghiên cứu thị trường và các bạn hàng thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

- Tổ chức các cuộc hội thảo toàn quốc về TMĐT và Marketing xuất khẩu - Xây dựng các trung tâm kinh doanh ảo trên internet

- Trợ giúp cố vấn cho các DN thông qua thư điện tử

- Tuyên truyền giáo dục cho các DN về lợi ích của TMĐT và Marketing xuất khẩu

- Hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật một cách hiệu quả nhất.

- Tổ chức các chương trình hỗ trợ nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh miễn phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 191/2005/QĐ - TTg phê duyệt dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010”.

- Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức và kỹ năng làm Marketing nhất là các hoạt động Marketing xuất khẩu cho các cán bộ công nhân viên

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, marketing xuất khẩu Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc rất đáng được ghi nhận về cả số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp đã tích cực tìm hiểu và xây dựng các chiến lược marketing xuất khẩu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của chúng ta đã tiếp cận được với rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, EU hay Nhật Bản.Chiến lược marketing xuất khẩu khá là đa dạng, phong phú và bước đầu chất lượng các chiến lược xuất khẩu này đã được nhìn nhận là những chiến lược có chất lượng và có hiệu quả cao.

Có thể nói, marketing xuất khẩu Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa và tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu của chúng ta so với các đối thủ, Việt Nam phải xác định được những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế. Chúng ta phải tận dụng được tối đa các cơ hội và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, nếu các biện pháp trước mắt và lâu dài được thực hiện triệt để, đồng bộ thì các chiến lược marketing Việt Nam nói chung và hoạt động marketing xuất khẩu nói riêng sẽ phát triển lên một tầm cao mới. Với ý nghĩa của một chuyên đề tốt nghiệp tốt nghiệp, đề tài này không có tham vọng là một sự hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing xuất khẩu . Nội dung và mục đích chủ yếu của chuyên đề là nhằm tổng hợp, đánh giá lại những thực tiễn trong hoạt động marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta trong bối cảnh chung của thị trường thế giới. Toàn bộ các vấn đề nêu ra được phân tích dưới giác độ Marketing xuất khẩu sản phẩm, qua đó tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp Marketing và những khuyến nghị về việc phát triển chiến lược marketing của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng trong thời gian tới. Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tận tình hướng dẫn cho em trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này . Đồng thời, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, ban ngành, các tạp chí, … đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thu thập tài liệu phục vụ cho công việc này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế – Chủ biên: PTS. Đỗ Đức Bình -Trường Đại học Kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1998

2. Giáo trình “Marketing lý thuyết”/ PGS.TS Lê Đình Tường - PGS.TS Nguyễn Trung Vãn - CN Nguyễn Thanh Bình - ThS Phạm Thu Hương - ThS Lê Huy Thành - ThS Nguyễn Huyền Minh/ Nhà Xuất Bản Giáo dục/ 2000. .

3. Giáo trình Thương mại quốc tế – Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Duy Bột- Trường Đại học Kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1999

4. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Chủ biên : PGS.NGUT Vũ Hữu Tửu -Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1998

5.Giáo trình Kinh tế thương mại –Chủ biên: PGS.TS. Đặng Đình Đào- PGS.TS.Hoàng Đức Thân-NXB Thống kê 2001

6.Giáo trình "Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại"_PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Mơ và PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết_Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1997 .

7.Giáo trình Marketing Thương mại – Chủ biên: TS. Nguyễn Xuân Quang- Trường Đại học Kinh té quốc dân-NXB Thống kê 1999 .

8. Giáo trình Tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu –Chủ biên : PGS.NGƯT Vũ Hữu Tửu- Trường đại học Ngoại thương – NXB Giáo dục 2000 .

9. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Chủ biên : PGS.NGUT Vũ Hữu Tửu -Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1998

10.Chương 1 “Một số vấn đề lý luận cơ bản của Marketing xuất khẩu”/ Sách “Một số biện pháp hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu gạo Việt Nam”/ Tiến

sĩ Nguyễn Văn Thọ - Trung tâm thông tin và thẩm định giá Miền Nam/ Bộ Tài Chính/ Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh

11. Giáo trình Marketing Thương mại quốc tế –Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Duy Bột –Trường đại học kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1998

12. Marketing management,Philip kotler,prentice hali, 2006 13. Stratergy ò marketing, JosepP.Guiltinan, Hong Kong,2006 14. Principles of marketing,Pilip kotler,prentice Hall,2006 15. Marketing strategy,Susan Douglas, China, 2006

Website - Bwportal.com - franchising.com - lantabrand.com - marketingchienluoc.com -marketingprofs.com -massogroup.com - money.com - neu.eud.vn - www.cut.eud.vn

Tạp chí

1. Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam”/ Viện Nghiên cứu

Thương mại – Bộ Thương Mại 2. Thời báo Kinh tế Việt Nam.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: HÀNH LANG PHÁP LÝ MỚI CHO DOANH NGHIỆP FDI

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO với những cam kết về mở cửa thị

Một phần của tài liệu 242 Xu hướng tiêu dùng của thị trường dịch vụ hậu cần cho Triển lãm, Hội chợ và tổ chức sự kiện quốc tế tại Việt Nam hiện nay và các giải pháp marketing. (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w