Khi gia nhập WTO, điều này có nghĩa là Việt Nam đã tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Các doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Đây là cả một quá trình kết hợp giữa các yếu tố lao động, kỹ năng, kỹ thuật và tri thức… từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đồng thời,để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam không có cách nào hơn là phải nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh để đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tốt với giá cạnh tranh nhất.
Điều này với các doanh nghiệp Việt Nam từ xưa đến nay không hề dễ. Đặc biệt,nó còn khó hơn khi yêu cầu trong kinh doanh quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải biết quản lý và tổ chức, điều hành công ty của mình ở cả hai môi trường trong và ngoài nước một cách hiệu quả theo xu hướng liên kết với mạng lưới các nhà cung cấp, nhà thầu phụ, những công ty vệ tinh, nhà cung cấp dịch vụ, những đối tác kinh doanh và khách hàng.
Một điều quan trọng trong kinh doanh quốc tế là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm cách cho sản phẩm của mình bán được ở thị trường nước ngoài. Muốn vậy phải có phương pháp marketing xuất khẩu để giành khách hàng, thay vì chỉ bán sản phẩm thuần tuý cần phải bán thương hiệu và sáng tạo ra những phương pháp marketing xuất khẩu mới nhằm mở rộng thị phần.
Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Namvừa mới phát triển, các doanh nghiệp cần một thị trường trong nước đủ vững. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ cần đủ thời gian để phát triển quan hệ với khách hàng lớn và có một số vốn nhất định trước khi chịu đựng sóng gió cạnh tranh từ nước ngoài. Vào WTO các doanh nghiệp cần phải có chuẩn bị. Công tác chuẩn bị không phải chỉ là việc nhà nước phải tiến hành chiến lược đàm phán như thế nào, mà còn là việc các doanh nghiệp trong
nước cần xác định rõ rằng việc gia nhập WTO là xu thế không thể tránh khỏi, và cần nâng cao được sức cạnh tranh trước khi hội nhập.
Mặc dù ở tầm vĩ mô nhà nước đã có những sáng kiến, thỏa thuận, các hiệp định, các định chế hợp tác thương mại song phương và đa phương… giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc tiếp cận thị trường thế giới. Song thực tế lại cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể đảm bảo được sự thành công khi xâm nhập thị trường thế giới nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình không có giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt và giao hàng đúng hẹn.
Hội nhập WTO đang mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội hơn trong hoạt động xuất khẩu. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự kiến cũng sẽ gia tăng tạo ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước.
Muốn tận dụng tốt cơ hội này, theo các nhà phân tích trên thế giới và trong nước thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng cho mình năng lực và tính chủ động trong hợp tác quốc tế. Điều này ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam đến nay vẫn còn rất yếu kém
Thời điểm gia nhập WTO hãy được coi là thời điểm các doanh nghiệp SME đứng vững trên thị trường nội địa và xây dựng được thế mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Biết rằng càng vào sau giá phải trả càng đắt